VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 135

134

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

trùng lao thì xung quanh chỗ chích nổi đốm đỏ, dày lên; nếu chích cho người chưa
nhiễm trùng lao thì không nổi gì cả (phản ứng âm). Nhờ đặc tính đó, lao tố được
dùng để tìm người chưa mặc bệnh 72 giờ sau khi chích mới đọc kết quả và chỉ có
bác sĩ mới đọc được mà thôi. Bởi vì không rành mà “đọc” bậy, kết luận bừa bãi một
người nào đó đã nhiễm trùng lao hay bị lao là hại... đời người ta! Một vế đỏ chỗ
chích, có đường kính nhỏ hơn 5mm được coi là phản ứng âm. Người ta căn cứ vào
dấu cứng (induration) chớ không căn cứ vào vết đỏ để đo phản ứng này. Chỉ trường
hợp dấu cứng rộng trên 10mm mới gọi là (+) và không phải ai có phản ứng (+) đều
phải chữa trị. Hầu hết chúng ta đều có phản ứng (+), cũng như các bé đã được
chủng BCG, chứng tỏ cơ thể đang có sức đề kháng với vi trùng lao đó thôi! Phải (+)
đến độ nào và phải có những dấu chứng khác nữa mới có thể kết luận một người
mắc bệnh lao và chữa trị cho họ.

Tóm lại, bệnh lao là một thứ bệnh truyền nhiễm truyền rất sớm và dễ dàng vì

trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể chữa được nếu chữa sớm và đúng cách,
nhưng tốt hơn nên chích ngừa lao cho yên tâm. Một bé có “gốc ban” tức là nóng dai
dẳng, nóng suông, sụt cân, biếng ăn, biếng chơi rất... hy vọng bị lao, đừng có cắt, lể
nữa mà là tìm bác sĩ khám đi. Sau những cơn bệnh lâu dài như thương hàn, ban
đỏ... bé bị cữ ăn thái quá, cơ thể suy nhược là lúc dễ làm mồi cho bệnh lao nhất.
Biết bé bệnh rồi thì thà đừng chữa, nếu đã chữa thì phải chữa cho tiệt, cho hết và
nhớ đồng thời tìm kiếm người nào trong gia đình đã lây bệnh cho bé để chữa luôn
thể.

* *

*

Hiện nay, để tìm bệnh lao chính xác và nhanh chóng hơn, người ta đo nồng độ

interferongamma trong máu (gọi là QuantiFERON TB – Gold). Cách đo này có tính
nhạy cảm và đặc hiệu hơn phản ứng tuberculine (IDR).

Chương 40. Bé nổi hạch

T

hỉnh thoảng tình cờ sờ thấy mấy cục hạch nổi lên đâu đó trong người bé, ba

má bé hốt hoảng, không biết nó mắc bệnh gì và vội vàng mang đến bác sĩ. Thực ra,
trong trường hợp bình thường, một số vị trí trong cơ thể con người có các hạch
bạch huyết đó “trú đóng”. Gọi trú đóng vì nó giống như các “trạm gác” nằm trên các
vị trí ngăn chặn sự xâm nhập của vi trùng: ở cổ, ở nách, ở háng... Khi có một cuộc
tấn công ở vùng nào trong cơ thể, các hạch ở vùng đó sưng to lên, ta gọi là nổi
hạch.
Chẳng hạn khi chân bé bị toét, làm độc hay có ghẻ mủ thì ở háng có các hạch
nổi lên. Các hạch đó bình thường đã có, nhưng nhỏ thôi, sờ kỹ mới thấy, khi đụng
chuyện mới sưng to lên.

* Ở bé thường thấy nhất là nổi hạch cổ, gáy. Bất cứ một chứng bệnh nào ở vùng

này cũng thường làm sưng hạch cổ như viêm a-mi-đan kinh niên, thường đi kèm
hạch hai bên cổ, ở dưới hàm; chứng thúi tai, nhọt lỗ tai, nhọt mủ ở da đầu thì sưng
các hạch sau tai, hạch ở ót (gáy)... Như vậy, sưng hạch thường đi kèm một thứ
bệnh nào đó, cần chữa đúng bệnh thì hạch cũng sẽ hết sưng. Thường thường bệnh
khỏi rồi phải một thời gian sau các hạch mới trở lại bình thường được. Chứng lao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.