VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 137

136

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

nấm nữa! Nhưng thường thì bệnh nhẹ hơn, chỉ ở vùng miệng thôi. Bệnh có thể rất
sớm, ở các bé có mẹ bị huyết trắng vì nấm, lúc sinh ra bé đã bị nhiễm rồi. Bình
thường đẹn phát sinh khi có môi trường thuận tiện, khi miệng bé khô, khi lượng acid
ở miệng bé cao, nấm dễ mọc nhất. Bệnh cũng rất hay lây, các bé bú núm vú cao su
dễ mắc bệnh hơn cả. Ngoài ra khi dùng thuốc kháng sinh bừa bãi ta đã làm tiêu diệt
thế quân bình giữ nấm và các loại vi trùng hữu ích khác trong cơ thể kiến cho nấm
tự do hoành hành, không còn bị chế ngự nữa.

Biết nguyên nhân rồi, chữa trị không khó. Ta có thể chữa dễ dàng bằng cách rơ

miệng cho bé với dung dịch thuốc muối, thuốc tiêu mặn pha nước, làm bớt chất
chua ở miệng bé; cho bé uống và rơ với một loại thuốc diệt nấm và không nên uống
kháng sinh vừa bãi.

Chương 42. Bé và lãi.

A

, cái thứ lãi này thì ở xứ ta không bé nào tránh khỏi. Cứ thấy bé gầy ốm, xanh

xao, bụng ỏng da chì mà không có một nguyên nhân nào rõ ràng thì phải nghĩ ngay
đến lãi (giun).

* Bé có thể bị lãi rất sớm, ngay khi bé biết cho tay vào miệng ngậm chơi, ngay

khi bé biết ngồi, biết bò, lê lết bốc đất bốc cát, nghĩa là vào khoảng 5 – 7 thang –
nhất là bé có các anh chị biết thu7ong bé, đút bánh, kẹo... cho bé ăn hoài! Các thứ
trứng lãi theo đó chui vào ruột bé sinh sản không ngừng và chẳng bao lâu bé trở
thành một “trung tâm sản xuất sán lãi” nếu không được chữa trị đúng cách. Nhiều
nhất và sớm nhất là lãi kim, thứ lãi li ti như những con sâu ngọ nguậy ngo ngoe
trong ruột bé, vùng cuối ruột non và thường đêm đêm chui xuống hậu môn đẻ trứng
làm bé ngứa ngáy không yên, phải cào gãi và vì thế tay bé dính trứng lãi, sau đó bé
dùng tay dơ cho bánh vào miệng bé hay cho... ngưới khác ăn.

* Lớn hơn một chút, từ một tuổi trở đi, bé còn bị lãi đũa. Đó là thứ lãi khá lớn,

dài bằng con trùn, trắng bóng, có sức sinh sản rất nhanh – mỗi ngày chị lãi đũa đẻ
chừng vài trăm ngàn trứng – trứng theo phân ra ngoài và nở thành ấu trùng, dính
vào rau cải... Chẳng may bé ăn nhầm các lãi con này vào ruột, chúng lại tác quái.
Trước hết chúng chui qua màng ruột, vào các tĩnh mạnh, theo máu về tim rồi đến
phổi. Tại đây, chúng nằm yên trong các mao quản phế nang chừng vài tuần, chúng
đã khá lớn bèn chui lên họng để được nuốt vào bụng. Lúc đó bé có cảm giác muốn
nôn mửa và nếu mửa được, sẽ có vài con lãi đũa vọt ra ở miệng hay ở mũi! Nếu
được nuột vào bụng, các anh chị lãi đã trưởng thành này được tự do “kết hôn” với
nhau để đẻ mỗi ngày vài trăm ngàn trứng... tiếp tục chu kỳ.

* Thỉnh thoảng gặp một bé bị lãi móc! Nhưng ở một vài vùng có đất sét hay đất

đỏ, đồn điền cao su như Bình Long, Long Khánh... trẻ bị lãi móc nhiều hơn. Lãi này
nhỏ thôi, cỡ một hai phân nhưng có một bộ răng móc rất nguy hiểm. Chúng bám vào
ruột bé mà hút máu... Thường khi bé đã khá lớn, đi chân đấy, lãi này chui vào da
chân để vào huyết quản.

* Các loại lãi đũa, lãi móc... đều có một thời gian sống ở phổi làm bé ho hen

hàng tháng, ốm o gầy mòn, nếu không để ý đến lãi dễ tưởng là bé bị ho lao lắm!
Ngay cả chụng hình X quang cũng có khi lầm nếu không cẩn thận và nếu không
phải là nhà chuyên môn đọc phim. Bị lãi kim và lãi đũa, bé lớn không nổi, khó ngủ, ít
ăn, bao nhiêu chất bổ chứa trong ruột bị lãi.. đớp hết. Bé gầy ốm, tong teo mà bụng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.