VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 138

137

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

to tướng. Tôi đã có dịp thấy một bé sau khi uống thuốc xổ lãi cho ra hằng trăm con
lãi đũa, vừa ra ở hậu môn, vừa ra ở miệng. Có bé đêm đang ngủ, thấy có gì ngoe
ngoe ở mũi, nhột nhạt, bèn thò tay kéo ra một con lãi đũa dài thòng. Lãi đũa nhiều
quá có thể làm nghẽn ống mật gây ra chứng vàng da, lãi kim có thể gây chứng viêm
ruột dư và ở bé gái còn gây chứng “huyết trắng”. Riêng lãi móc, bé nào rủi bị thì
xanh mét vì mất máu, móng tay móng chân nứt nẻ vì thiếu chất sắt.

* Lãi nguy hiểm như vậy nên bà con mình ai cũng mua thuốc xổ lãi cho con cháu

xổ đều đều. Xổ hoài mà vẫn cứ còn lãi, có khi bị thuốc hành bé ngầy ngật, ói mửa...
Lý do là không phải dễ gì tiêu diệt lãi một lần, nhất là không uống đúng liều lượng,
thời gian. Uống quá liều cũng tai hại không kém. Ngày nay có những thứ thuốc lãi
mới, rất mạnh, chỉ cần uống một là là đủ. Nhưng phải uống đủ lượng (căn cứ trên
cân nặng của bé), nếu thiếu, không kết quả, nếu thừa thì bị phản ứng. Tóm lại, dù
sao cũng nên nghĩ đến lãi nếu bé gầy còm, bỏ ăn, ít ngủ. Điều quan trọng là phải
giữa vệ sinh cho bé. Móng tay cắt ngắn, quần áo sạch sẽ... để tránh tái phát; và
không đi chân đất để tránh lãi móc.

Chương 43. Bé bị “phong”

B

uổi sáng nọ, một bà mẹ dẫn một bé khoảng 6 tuổi đến phòng khám hỏi:

 Ở đây bác sĩ chích bao nhiêu một mũi thuốc phong?

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, bà giải thích:

 Cháu bị phong, đã đi chích 2 mũi thuốc phong rồi mà không hết!

Tôi chợt hiểu, thì ra con bà bị bệnh “phong” và đã được chích 2 mũi thuốc trị

phong ở đâu đó rồi mà không khỏi nên muốn đến tôi “chích” thêm. Tôi thành thật:

 Ở đây tôi không có thuốc nào chích phong cả. Tôi phải khám em bé xem nó

bệnh gì thì chữa mới được, bà có bằng lòng không?

Bà không bằng lòng, dẫn bé đi chỗ khác! Có lẽ bà cho tôi là bác sĩ “cù lần” vì bà

đã biết rõ con bà bị bệnh phong rồi mà tôi còn đòi khám bệnh và phòng khám của tôi
là... “nhà quê” vì không có thuốc chích phong. Tôi đem câu chuyện đó kể lại với một
bạn đồng nghiệp, có ý phàn nàn, thì anh nói lớn:

 Mày ngu thật! Nếu là tao thì tao đã chích cho con bà ấy 2 mũi “thuốc phong”

mà lấy “rẻ” thôi chắc bà hài lòng lắm, mà thằng nhỏ cũng hết “phong” luốn

 Nhưng làm gì có thuốc phong?

 Thì chích thuốc bổ cho nó chứ sao!

À ra thế, dĩ nhiên người bạn tôi nói đùa cho vui, nhưng nghĩ lại biết đâu quả tôi

“ngu” thật!

Cái tiếng “phong” tuyệt vời đó, cũng gần gũi với tiếng “ban” đã là nguyên nhân

của bao nhiêu thành kiến và cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho cả người bệnh lần người
chữa bệnh trong các trường hợp “bí”, để cả hai cùng được thỏa mãn với những
tiếng hàm hồ, nhiều nghĩa đó. Tiếng “phong” không biết từ bao giờ, bà con mình
dùng tiếng phong để chỉ rất nhiều thứ bệnh khác nhau: bị luồng gió độc làm xây xẩm
gọi là phogn; bị té giựt méo miệng, làm kinh cũng gọi là phong; bệnh cùi cũng gọi là
phong; lở loét, nổi mề đay, ngứa ngáy cũng là phong; ho hen, suyễn cũng là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.