138
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
phong... và còn nhiều nữa!
Các bác sĩ dĩ nhiên không ai có thì giờ để giảng giải cho người bệnh một cách
rõ ràng – mà làm sao giảng giải rõ ràng một bệnh phức tạp bằng một ngôn ngữ
“bình dân” được, nên cũng đành chấp nhận tiếng “phong” huyền bí đó để giải thích
cho mau lẹ và người bệnh cũng hài lòng biết trước được bệnh mình.
* Trong giới hạn, tiếng phong được hiểu là tình trạng dị ứng, tức phản ứng bất
thường của cơ thể đối với một chất nào đó, chất đó được gọi là kháng nguyên. Nó
có thể là bụi bậm trong nhà, có thể là phấn hoa bay trong không khí, có thể là lông
chim, bông gòn làm gối, là mốc meo, cũng có thể là chất nylon, plastic hay một chất
hóa học... một thức ăn như tôm, cua, sò, ốc, trứng gà, thịt bò... Khi chất kháng
nguyên đó vào cơ thể của một người (do hít thở, do ăn uống hay đụng chạm ngoài
da) nếu cơ thể người đó mẫn cảm thì sẽ gây ra một phản ứng. Phản ứng này là hậu
quả của chất histamin được sinh ra và do sự “đụng độ” giữa chất kháng nguyên và
kháng thể của cơ thể con người. Ở người bình thường, chất histtamin được “hóa
giải” dễ dàng ở gan nên không bao giờ bị “phong” cả. Ta thấy có người hít bụi bậm
không sao cả, nhưng có người hít phải thì nhảy mũi lia lịa, chảy nước mũi, nhức
đầu. Có người ăn tôm, cua, mực không sao cả, có người ăn vào là bị nổi mề đay,
ngứa ngáy chịu không nổi!
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mẫn cảm này, trong đó yếu tố di
truyền là yếu tố căn bản: cha mẹ nổi mề đay, con cũng dễ bị nổi mề đay, cha mẹ bị
suyễn thì bé sinh ra dễ bị lác sữa, dễ bị suyễn...
Sau đó là các yếu tố khác như tâm lý, thực phẩm, sự nhiễm trùng, sự mệt mỏi...
Ở bé thơ, thường thường tình trạng dị ứng gây ra những chứng bệnh sau đây:
Viêm mũi, ho
Lác sữa
Nổi mề đay
Suyễn
Viêm mũi:
Nhiều bé ngay trong năm đầu đã bị chứng viêm mũi dị ứng; bé hắt hơi nhảy mũi,
chảy nước mũi, nghẹt mũi luôn. Bé khó bú, khó ngủ, thở khò khè. Trong những
tháng của năm đầu tiên này nguyên nhân thường thường là do thức ăn – bé không
chịu sữa – lớn hơn một chút khoảng 1 – 2 tuổi, nguyên nhân thường lại do các chất
bé hít vào phổi: nhụy hoa, bụi mốc... và nếu để ý, ta thấy bé chỉ bị vào một mùa nhất
định. Có trẻ bị vào mùa xuân, khi phấn ho của một loại cây trong vườn bay tản mác
trong không khí – có bé bị vào mùa hạ khi mừa ào ạt trút xuống và các thứ nấm mốc
mọc lên. Bị bệnh dị ứng ở mũi như vậy, bé rất dễ bị viêm cuống phổi, viêm họng...
Cho nên không được coi thường, phải khám và chữa trị.
Lác sữa:
Một số bé khác bị chứng Lác sữa. Thật ra nguyên nhân gây thứ bênh “lác” này ở
trẻ con không phải chỉ do sữa. Ở những trẻ có tạng đặc biệt nhảy cảm dễ bị chứng
“lác” này với bất cứ thức ăn nào, và ngay cả với chất len, chất vải lụa của quần áo
bé mặc. Dĩ nhiên, yếu tố di truyền vẫn đóng một vai trò chính, ba má, ông bà bé đã
từng bị lác sữa, bị suyễn, nổi mề đay hồi nhỏ thì bé cũng dễ bị thứ đó lắm. Ngoài
thức ăn, các thứ hàng vải bé mặc, còn có thể do khí hậu lạnh, do bé đổ mồ hôi