VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 140

139

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

nhiều... Người ta thường thấy chứng lác này ở các bé mập mạp to con. Ở bé sơ
sinh, lác sữa thường xuất hiện hai bên má, có khi lan xuống cổ, trán, sau tai. Lác
mọc từng về, có vảy, da khô, nứt nẻ, có khi chảy nước vàng và ngứa ngáy khó chịu.
Ở bé lớn hơn, lác có thể mọc bất cứ đâu, ở vai, ở ngực, ở đùi, mông... bé gãi luôn
rất khổ sở. Cần để ý xem nguyên nhân nào gây những chứng lác đó của bé. Nếu là
do một thức ăn mà ta đã biết rõ hay do thứ vải, thứ len bé không chịu ta bỏ nó đi,
một vài thứ thuốc thoa ngoài da rất công hiệu – nhưng hay trở đi trở lại – một vài
loại thuốc làm bớt ngứa, dễ ngủ cũng cần thiết trong trường hợp này.

Mề đay:

Mề đay cũng được kể vào các chứng “phong” theo nghĩa bệnh dị ứng hay mẫn

cảm này. Chắc chúng ta không ai lạ gì mề đay. Thực ra nó có rất nhiều dạng, từ
những đốm đỏ nổi lên rời rạc, ngứa ngáy, đến những về lớn không hình thù, chung
quanh đỏ ửng, giữa tai tái, đến chứng sưng mí mắt, sưng bàn tay... khá phức tạp.
Bệnh hay trở đi trở lại và khổ nhất là rất ngứa ngáy, khó chịu. Có nhiều yếu tố làm
nổi mề đay: thức ăn, khí hậu, các loại thuốc uống, thuốc chính, ánh nắng mặt trời,
các loại lãi (giun sán).

Suyễn:

Sau cùng, suyễn được coi là một thứ bệnh nặng trong các loại bệnh dị ứng. Ở

trẻ con, suyễn đôi khi khó phân biệt với chứng viêm cuống phổi (viêm phế quản) hay
viêm phổi vì thường có nóng đi kèm với suyễn. Bé lên cơn mệt một cách bất ngờ,
trong lúc đang khỏe mạnh, bỗng khó thở, thở khò khè và nếu đặt tai lên phổi ta nghe
tiếng rì rào, tiếng rít như tiếng sáo thổi. Bé phải ngồi dậy mới dễ thở và có khi ho rũ
rượi, xanh mét, lạnh ngắt tay chân. Lúc đó, cuống phổi bé teo nhỏ lại, đàm nhớt tiết
ra nhiều càng làm chặn nghẹt sự hô hấp. Bé hít vào dễ hơn thở ra.

Thức ăn và thường hơn, các loại phấn hoa, bụi bặm, mốc meo do bé hít vào

phổi đã gây ra cơn suyễn của bé. Khí hậu ảnh hưởng một phần và sự vận động thể
chất, tình trạng tâm lý cũng có ảnh hưởng. Có bé vì lo lắng, vì sợ sẹt mà lên cơn
suyễn. Trong lúc cấp thời có thể dùng một vài loại thuốc làm dãn nở cuống phổi
(hiện nay có loại hít rất tiện lợi) và thuốc làm giảm sự tiết đàm nhớt có thể làm hạ
mau cơn suyễn, nhưng muốn cho cơn suyễn ít trở lại, phải tìm cách sửa lại cái
“tạng” của bé, chú ý tới cả tình trạng tâm lý của bé nữa. Trong lúc bé lên cơn suyễn
nếu ta tỏ ra lo sợ quá bé cũng sẽ lo sợ theo và suyễn càng nặng; trái lại ta bình tĩnh,
đỡ bé ngồi đầu cao, cho bé xem một tập sách hình hay kể chuyện cho bé nghe
trong khi đợi đưa đến bác sĩ, rất hữu ích cho bé. Ra ngoài cơn suyễn, ta có thể cho
bé tập thổi kèn, cũng giúp cho cơn suyễn ít đi.

* Các loại bệnh do dị ứng gây ra phức tạp nên cách điều trị không giản dị tí nào!

Bởi vì không phải dễ dàng gì biết rõ chất kháng nguyên nào là chất ta không “chịu”
để tránh nó đi. Ngày nay người ta dùng cách thử phản ứng da để tìm xem chất nào
là chất không chịu. Ngoài các yếu tố bên ngoài đó, ta còn phải để ý đến yếu tố bên
trong tức “tạng” của người bệnh: di truyền, tâm lý, thể chất... Bác sĩ sẽ tùy trường
hợp mà chữa. Các nghiên cứu gần đây cho thấy không hẳn cứ tránh ít tiếp xúc với
các vật nuôi, bụi bặm, phấn hoa... mà giảm được suyễn. Có trường hợp cần phải
rèn luyện cho trẻ em quen dần nữa kia! Tuy nhiên, khói thuốc lá thì tuyệt đối không
nên làm quen, vì ngoài chuyện gây bệnh hô hấp còn gây cả ung thư!

Trong chương này, tôi vừa trình bày một số bệnh “phong” thông thường được

hiểu như một loại dị ứng, còn những bệnh “phong” khác như “phong xù” (épilepsie)
“phong hủi” (lèpre), “phong... đòn gánh” (tétanos) lại là những bệnh khác hẳn và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.