VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 136

135

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

hạch – mà ta thường gọi là hạch đàm – là một thứ bệnh lao thường thấy ở trẻ con,
phải được chữa cẩn thận, đúng đắn vì nếu không bé không lớn nổi hoặc sẽ chết.
Hạch nổi thường ở một bên cổ, trên bắp thịt nối dài từ mang tai đến đầu xương ức,
lăn tròn dưới ngón tay.

* Ở các bé sáu, bảy tháng trở đi, thường sờ thấy hạch nổi lên lổn ngổn ở vùng

ót, vì bé bị bệnh Rubéole (Rubella) một loại “ban đỏ” nhẹ. Bé hơi sốt, uể oải và nổi
đốm đỏ lấm tấm ở bụng, ngực và nổi hạch ót, khi các đốm đỏ đã lặn hết thì các hạch
ót vẫn còn đến mấy tháng sau mới mất.

* Một thứ “hạch” khác thỉnh thoảng mới thấy ở một vài bé thường gây nhiều lo

lắng cho ba má, đó là hạch cổ lớn, như hạt xí muội, cứng và không có ranh giới rõ
rệt, không đau đớn, nổi lên cũng trên bắp thịt ở cổ. Thực ra đó không phải là hạch
mà chỉ là bướu máu (hématome) thường có trong trường hợp sinh khó (sinh ngược,
sinh lâu)... “Hạch” này không cần dùng thuốc men gì, trong một thời gian cũng khỏi.
Tuy vậy, nếu thêm chứng trẹo cổ thì phải đem đến bệnh viện.

* Những lúc lau tắm bé, bà mẹ vô tình sờ thấy ở nách bé một cái hạch lớn,

cứng. Cái hạch đó là do bé được chích ngừa lao (BCG) lúc còn nằm ở nhà hộ sinh.
Cơ thể bé đã phản ứng lại với thuốc chủng (BCG) bằng cái hạch đó. Có khi hạch
loét ra, chảy nước vàng rồi mới teo lại. Không sao cả!

* Ở chi dưới cũng vậy, khi bé bị ghẻ nhọt trầy sướt nhiễm trùng, hạch ở háng nổi

lên. Nếu hạch nổi to, đỏ, đau nhức và bé bị sốt thì phải khám ngay vì sợ bệnh dịch
hạch.

Trường hợp không hiếm là chứng nổi hạch vì mèo quào. Các em bé thường

chơi với mèo bị mèo quào cũng có thể bị nổi hạch hằng tháng mà không tìm ra bệnh
gì cả.

Dĩ nhiên, còn cả chục thứ bệnh khác cũng có nổi hạch, nhưng ở trẻ con các thứ

nổi hạch thông thường đã được kể trên. Không có gì đáng lo âu cả trừ hạch lao và
dịch hạch.

Chương 41. Đẹn (TƯA)

T

hú thật tôi không biết tiếng “đẹn” nghĩa là gì và do đâu mà có tiếng đó, tuy

nhiên chắc không một bà mẹ nào chưa nghe nói đến đẹn, kèm theo tiếng lể: lể đẹn!
Nghĩa là dùng lốt cắt da bé để chữa chứng đẹn và không mấy bé tránh được cái nạn
cắt da lể đẹn này. Nhưng đẹn là gì? Đó là những đốm trắng nho nhỏ đóng từng về
trên một vùng ửng đỏ ở lưỡi, ở môi, ở mặt trong má, rất khó gỡ mà những phương
pháp rơ miệng thông thường không đem lại kết quả, do một loại nấm tên là Candida
albicans gây ra. Có người lầm đẹn với những hột sữa đọng dính ở môi, ở lưỡi bé
sau khi bé bú xong, chỉ cần rơ nhẹ là lấy ra dễ dàng. Có người lầm với lớp bợn
trắng đóng ở lưỡi vì bộ tiêu hóa xấu, vì nghẹt mũi... rơ cũng dễ dàng bằng thứ thuốc
rơ miệng thông thường. Có người lầm với những mụt lở nhỏ rất đau ở môi, lưỡi cả
tuần mới khỏi, thường do thiếu sinh tố hay siêu vi gây ra (viêm loét áp-tơ). Đẹn
(Tưa) như đã nói là loại nấm, mọc rất nhanh, dai dẳng khó trị, khó gỡ (có khi làm
ửng đỏ lớp màng nhày ở miệng, rướm máu) và làm cho bé bỏ bú, bỏ ăn vì đau đớn.
Nó cũng có thể mọc dài dài đến vùng amiđan ở cổ họng (phân biệt với màng giải
trong bệnh bạch hầu) đến bao tử, ruột, (gây chứng tiêu chảy vì nấm) lan đến hậu
môn, và ở bé gái, có thể lan đến bộ phận sinh dục gây thứ “huyết trắng” ở trẻ con vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.