VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 14

13

Không cần ai khuyến khích, không cần ai quảng cáo cho nó cả.

Những trở ngại:

Nhưng chắc có những trường hợp không thể cho bú sữa mẹ vì cớ này hay cớ

khác chứ? Có. Nhưng phải nói là rất hiếm. Ngay cả những bé sinh non, chưa đủ sức
nút sữa hay những trẻ sinh ra mang tật bẩm sinh như sứt môi, nứt vòm hầu... không
thể nút được thì người ta vẫn nặn sữa mẹ ra đổ cho bé uống. Một vài trường hợp
tạm thời ngưng sữa mẹ như ví vú bị nứt nẻ, vú sưng, làm mủ... phải đi khám bác sĩ,
uống thuốc cho lành bệnh rồi cho bé bú tiếp. Chỉ những trường hợp mẹ bị bệnh
nặng như đau tim, kinh phong, tâm thần hay các bệnh nhiễm trùng nặng khác, bác
sĩ bắt buộc phải ngưng cho bú vĩnh viễn hay không được cho bú một thời gian.

Dĩ nhiên phải chấp nhận một vài phiền

phức nho nhỏ khác khi cho bú mẹ như bé
đeo dính mẹ quá, quyến luyến mẹ quá khiến
mẹ khó rời xa lâu được. Đi lâu một chút sẽ bị
căng sữa... Trong vài tuần lễ đầu, hiện tượng
căng sữa thường làm người mẹ bị đau nhức
chút đỉnh ở ngực và có thể bị đau bụng dưới
vì sự co thắt của tử cung. Nếu sữa căng
quá, có thể nặn bỏ bớt một ít là xong, còn sự
co thắt của tử cung lại giúp cho bà mẹ rất
nhiều vì sớm đưa tử cung về vị trí cũ. Thỉnh
thoảng bà mẹ sẽ nhảy nhổm vì bị bé cắn, nhất là những tháng bé bị ngứa nướu, lại
sắp mọc răng. Chỉ cần cho ngón tay vào miệng bé ngăn không cho bé cắn nữa và
bảo cho bé biết là “không được cắn”, bé sẽ hiểu.

Những trở ngại “lớn” cho việc bé bú sữa mẹ lại là “những thành kiến sai lầm”

của chính người mẹ hay những người xung quanh. Có bà lo ngại không đủ sữa cho
con bú vì có bộ ngực nhỏ. Sữa mẹ vốn là những tế bào tuyến vú vỡ ra mà thành.
Các tuyến vú chỉ phát triển mạnh trong thời kỳ mang thai nhất là vào giai đoạn cuối
của thai kỳ, từ tháng thứ 7 trở đi, và suốt thời kỳ cho con bú. Một bộ ngực nhỏ trong
thời con gái có thể trở thành bộ ngực lớn lúc con đang bú, không lo. Một người có
bộ ngực “đồ sộ” nhưng chứa toàn các tế bào mỡ lại chỉ có giá trị... trình diễn, không
chắc sẽ có nhiều sữa. Thứ hai, nhiều bà than phiền mình ít sữa quá, sợ con bú
không đủ. Ta đã biết sữa mẹ tăng theo nhu cầu trẻ. Trẻ càng bú nhiều, sữa càng lên
nhiều. Trong lúc trẻ bú, có sự kích thích ở các tuyến nội tiết là điều kiện để tăng sữa.
Những ngày đầu, có khi những tuần đầu sau khi sinh sữa chưa lên đều lên đủ. Hãy
kiên nhẫn. Sữa chỉ bắt đầu lên từ ngày thứ ba, thứ tư sau khi sinh và lên từ từ cho
đến lúc trẻ bú không hết! Cứ cho bú đi, sữ sẽ có đủ. Thứ ba, có bà mẹ lo lắng cho
vóc dáng họ. Cho con bú sẽ bị “xệ”, béo mập, ngực chảy... Trên thức tế, những
người có tuổi nào cũng thường bị các “tật” này, nhưng không chắc là các bà mẹ cho
con bú sẽ bị. Nhất là ở đứa con đầu lòng, người mẹ nhờ sinh con, nhờ cho con bú
mà phát triển trọn vẹn hết dáng nữ của họ. Họ dễ làm “mòn con mắt” thiên hạ như
tục ngữ đã nói. Tóm lại, cho bú hay không cho bú, nếu không biết giữ gìn, khi lớn
tuổi cũng bị các “tật” này như thường. Các nhà chuyên môn nhận thấy các bà mẹ
cho con bú không bao giờ bị mập nếu đừng hiểu lầm là phải ăn thêm ngoài nhu cầu
đích thực của mình để có nhiều sữa. Trong lúc cho con bú không cần phải ăn một
thực đơn đặc biệt hoặc ăn nhiều các chất đường, bột, có quá nhiều nặng lượng. Họ
cũng khuyên nên dùng một chiếc nịt vú thích hợp, nên tập thể dục bằng các động
tác nhẹ, nên đi bộ nhiều và nếu có thể nên bơi lội. Trở ngại lớn cuối cùng là đức phu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.