15
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
lượng quá nhu cầu cần thiết. Nói cách khác là không cần ráng ăn thêm nếu không
thích ăn. Trong thời gian cho bú không nên uống rượu – dù là rượu con mèo hay
rượu thuốc – cà phê và trà đậm, hút thuốc lá... Những thức ăn như tỏi, trái su, măng
có thể làm cho sữa đổi mùi. Các thứ thuốc uống cần thận trọng, chỉ uống theo toa
bác sĩ. (Trong lúc mang thai, nếu người mẹ ghiền ma túy thì con thường bị sinh non
và vừa mới sinh ra đã có những triệu chứng của một cơn ghiền nặng: lừ đừ, không
bú, ngáp dài, con ngươi nở lớn...). Trái lại nên dùng nhiều rau cải, trái cây, uống
nhiều nước – sữa càng tốt – giò heo hầm đu đủ cũng được. Vài loại thuốc có nhiều
sinh tố, khoáng chất dành cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú uống cũng tốt. Ăn
toàn nước mắm kho tiêu, rất mặn, rất cay, lại uống ít nước như các cụ xưa không có
lợi cho sự lên sữa. Vì kiêng cữ quá đáng, người mẹ có thể bị thiếu sinh tố, nhất là
loại B1, đứa bé có thể mặc bệnh suy tim cấp do thiếu B1 – béri béri cardiaque – rất
dễ chết nếu không định bệnh đúng và điều trị kịp thời. Một bé bú sữa mẹ, khoảng từ
3 đến 6 tháng khỏe mạnh, bụ bẫm, đột nhiên làm mệt, khó thở, tím da và rên rỉ
không ngớt; khám thấy phổi tốt, nhiệt độ không cao, tim đập nhanh nhẹ, mạch yếu,
gan sưng lớn là phải nghĩ ngay đến bệnh này. Hỏi kỹ, nếu người mẹ thường bị nhức
mỏi, tê chân, có cảm giác kiến bò, phản xạ yếu, càng dễ định bệnh hơn. Chữa
đ1ung thuốc và đúng lúc, chỉ vài tiếng đồng hồ là khỏi bệnh. Không chữa đúng bé
chết. Dĩ nhiên những bệnh như thế sẽ không bao giờ xảy ra nếu người mẹ ăn uống
đầy đủ đừng kiêng khem!
Vệ sinh tinh thần trong thời kỳ cho bú còn cần thiết hơn: Người mẹ cần có
một đời sống yên tĩnh, điều độ, vui tươi. Lo lắng, sỡ hãi, giận dữ, có thể làm mất
sữa, cạn sữa mau lẹ. Đang cho bé bú mà nổi cơn... hoạn thư là sữa cạn liền! -
Người mẹ cho con bú thường có kinh trể và có không đều. Trong những ngày hành
kinh vẫn có thể cho bé bú như thường.
Trường hợp đang cho bé bú mà có mang trở lại thì hơi phiền phức một chút. Bé
sẽ phải ngưng sữa nhưng không nên ngưng một cách đột ngột mà phải cho bé bú
dặm từ từ. (Nhưng nên có kế hoạch sinh đẻ chứ!).
Bé bú mẹ cũng như bé bú sữa bò đều phải được cho ăn thêm các thực phẩm
khác (xem Thực phẩm của bé). Từ tháng thứ tư bé ăn thêm bột. Trái cây còn được
ăn sớm hơn. Từ từ bé tập ăn rau cải, trứng, thịt, cá... cho đủ các chất dinh dưỡng.
Bé bú sữa mẹ đi tiêu trung bình 3 – 4 lần mỗi ngày. Có khi đi 5 – 7 lần cũng
không phải là tiêu chảy. Ngược lại, năm ba hôm mới đi cầu một lần cũng được coi là
bình thường. Phân bé hơi loãng, lợn cợn màu vàng, ra ngoài không khí một lúc hóa
xanh, có mùa chua, không sao cả!
Dứt sữa:
Vào lúc nào thì nên bỏ bú (cai sữa, dứt sữa)? Cái đó tùy, nhưng càng tranh thủ
cho bé bú mẹ được càng lâu, càng nhiều càng tốt! Nếu bà mẹ kẹt đi làm, bé sẽ phải
dứt sữa sớm, ngày từ tháng thứ sáu. Bé sẽ được bú dặm từ từ rồi dứt hẳn. Nếu
người mẹ có điều kiện thì bé có thể bú lâu hơn, đến 12 tháng hoặc 18 – 24 tháng.
Ngày trước các bà mẹ thường cho dứt sữa vào lúc thôi nôi (12 tháng). Có nhiều bé
đến ba bốn tuổi còn đeo cứng vú mẹ là không nên. Dứt sữa là một nghệ thuật vì
không những thường gây phiền phức cho bé mà còn cho cả mẹ bé nữa. Phải “có
can đảm” lắm mới dứt sữa nổi bé chứ không chơi đâu. Nguyên tắc là phải dứt sữa
từ từ: thay sữa mẹ một cữ nào đó bằng một bình sữa bò, bột vị ngọt, bột vị mặn,
cháo thịt cho đến lúc dứt hẳn.
* *