21
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
mẹ chỉ sắm mỗi một cái bình bú. Nhiều khi sữa còn dư để dành lại cho lần bú sau,
theo đúng “chính sách tiết kiệm”... Bình bú chỉ được súc hoặc trụng nước sôi lấy lệ.
Vì thế mà trẻ em bú sữa bò thường mắc những bệnh tiêu chảy, ói mửa rất mệt cho
bà mẹ. Nếu chỉ dùng một bình bú thôi thì nên lựa thứ bình tốt có chia độ đàng hoàng
và chịu được sức nóng khi nấu sôi 10 – 15 phút. Mỗi lần bú xong súc bình ngay và
nấu lại trước khi pha bình sữa mới, nếu có thể được.
Núm vú: Núm vú cũng phải lựa thứ tốt, dùng
lâu được phải có nắp đậy. Núm vú lẫn nắp đậy sẽ
được nấu hoặc hấp cùng với bình bú. Có loại
núm đã soi lỗ sẵn, loại chưa. Nếu dùng loại chưa
soi lỗ phải soi cho khéo: lỗ lớn quá, sữa xuống
mau bé bú không kịp bị sặc, lỗ nhỏ quá bé nút
hoài mỏi miếng không thèm bú nữa! Sữa xuống
mau quá, bé bú chưa đã thì đã hết sữa, có thể
sinh tật bú tay. Một bà cụ bồng một đứa nhỏ ba
tháng đến xin nằm bệnh viện chữa bệnh. Khám
không thấy có bệnh gì cả ngoài bệnh ốm ròm; ba
tháng mà chỉ cân nặng bằng lúc mới sinh. Đến lúc
tình cờ thấy bà cho cháu bù mới biết nguyên
nhân: bé nút mạnh một lúc chừng 5 phút rồi bỏ.
Sữa chưa xuống được 1/10 chai. Thì ra bà cụ soi núm vú không đúng cách, sữa
xuống ít quá và bé mệt không nút nổi phải bỏ. Ta khổng thể soi núm vú bằng một
cây kim nguội được, phải soi với đầu kim đốt đỏ, cao su cháy xèo một lỗ nhỏ thì sữa
mới xuống. Nhiều khi phải soi nhiều lần mới được một núm vú vừa ý. Phải soi thành
hai lỗ, sao cho khi nghiêng bình, sữa chảy thành một vòi nhỏ là được. Một thời gian
sau, lỗ soi đó cũng bị rộng hơn và nếu sữa xuống quá mau, ta phải thay núm vú
mới. Núm vú nên nhúng thường xuyên trong một dung dịch thuốc muối (tiêu mặn)
để bé khỏi bị đẹn.
Lúc pha sữa, ngoài việc pha đúng theo cân lượng của từng loại sữa, cũng
nên để ý là phải đổ nước vào bình trước rồi cho sữa vào sau. Nếu là loại sữa bột,
không nên dùng nước đang sôi mà phải đợi nguội bớt, nóng vừa đủ. Nước sôi
thường làm sữa đóng cục và hủy diệt các sinh tố trong sữa. Pha xong, trước khi cho
bé bú, đừng quên thử xem sữa có nóng quá không, bằng cách nhỏ vài giọt trên lưng
bàn tay, nếu thấy không nóng quá là được. Nhiệt độ thích hợp là nhiệt độ cơ thể
(37°C).