VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 40

39

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

thành tiếng và thích có người chơi với bé, biết chú ý nhiều đến những người chung
quanh và biết mừng mẹ, là người bé gần gũi nhất.

Trong khoảng thời gian này cần để ý đến bé nhiều hơn, sơ hở một tí, bé có thể

lăn nhiều vòng lọt xuống giường mau đến nỗi ta không ngờ! Không nên tập bé ngồi
sớm quá, rất có thể sẽ bị vẹo xương còng lưng đó!

Từ 6 đến 12 tháng:

6 tháng bé ngồi đã vững và chừng một tháng sau là bé đã biết trườn. Bé có thể

trườn tới một vật ở xa xa và chụp lấy, 8 tháng thì hầu hết bé đã biết bò, nhưng cũng
có bé trể hoặc sớm hơn, xê xích một vài tháng không phải là điều quan trọng. Có bé
còn bỏ bò, nghĩa là không trải qua gia đoạn này mà tập đứng và đi luôn. Bé nào biết
bò sớm thì thường chậm biết đi và bé nào bỏ qua giai đoạn bò thường biết đi sớm
hơn. Bé bò đủ kiểu, bò lui, bò tới, bò bằng đầu gối hoặc bò bằng hai chân. 9 tháng
có bé đã đứng “chựng” được nếu vịn tay bé và cũng đã có thể bước vài bước.

Bé sử dụng các ngón tay khá thành thạo trong khoảng thời gian này, từ 6 đến 9

tháng. 9 tháng, bé biết thả một vật rồi nắm lại và 12 tháng bé biết trao một vật cho
ta.

Bé biết bắt chước rất sớm, 9 tháng đã có thể “bai bai” và dơ tay ra bắt tay ta.

Từ 6 tháng trở đi, bé biết nói vài tiếng ba ba, ma ma, đa đa... và khoảng 8 – 9

tháng đã chú ý khi nghe gọi tên.

Trong khoảng từ 9 – 12 tháng, bé thường đã đứng chựng một mình, nhưng có

bé chậm trễ hơn, thường là các bé to mập và trầm lặng. Khi mới biết đứng, bé ham
lắm, đứng được rồi không biết làm sao ngồi xuống, loay hoay, sợ hãi, và chỉ một lúc
ta thấy bé có vẻ mệt rồi! Nhưng khi giúp bé ngồi xuống, tức khắc bé lại đứng lên sau
đó, bé lần đi, vịn hai tay vào thành giường, rồi vịn một tay, lần lần vịn vách tập đi.
Đến một lúc nào đó, thấy mẹ vỗ tay gọi, bé quên đang lần vách, bỏ tay chạy lại ôm
mẹ. Đó là lần đầu tiên bé đã biết đi. Bé ham đi lắm, bắt ba má dắt tay cho đi hoài. Ba
má sẽ mệt đừ về vụ này nhưng bé hình như không bao giờ biết mệt cả.

Trung bình bé biết đi khi giáp thôi nôi (12 tháng), có khi đến 15 tháng mới biết đi,

nhưng vẫn bình thường về mọi phương diện. Lúc bé mới tập đi, ta có thể cho bé
dùng loại xe tập. Xe có 4 bánh, xoay mọi chiều được. Bé ngồi trong xe, thòng 2 chân
xuống, chỏi (chống) chân mà đi. Có người không thích loại xe này sợ bé sẽ bị đi
chân vòng kiềng hay chữ bát. Theo kinh nghiệm riêng, tôi thấy không có gì hại, trái
lại đỡ mệt cho cha mẹ. Cũng phải coi chừng xe lật khi vấp và coi chừng bé va đầu
vào cạnh bàn, cạnh tủ.

Có bé biết đi rồi bị bệnh một trận lại không đi được nữa, phải cả tháng sau mới

tập đi lại. Ta phải bình tĩnh và kiên nhẫn giúp bé. Có bé vì té đau, hoảng không dám
đi nữa, vài tuần sau quên hẳn mới đi lại được.

Khoảng một tuổi, bé đã nói được vài tiếng có ý nghĩa. Nhiều bé chậm nói nhưng

trí thông minh vẫn bình thường, có khi còn có thiên bẩm đặc biệt nào đó! Đừng quá
lo lắng và đừng cho rằng bé “cù lần”. Nói sớm hay chậm một phần là do bản tính bé,
một phần do môi trường xung quanh. Một bé bản tính “xí xọn” thường nói sớm, trái
lại, một bé trầm tĩnh, thích quan sát, ngắm nhìn hơn là phát biểu thì nói chậm là lẽ dĩ
nhiên. Người ta cũng thường thấy con gái biết nói sớm hơn con trai! (nói sớm và nói
nhiều nữa chứ!). Có bé phát âm rất rõ ràng, có bé nói ngọng. Phần lớn lúc đầu nói
ngọng ít nhiều rồi từ từ nói rõ hơn. Có thể do lưỡi bé hoặc do bộ phận phát âm ở
thanh quản. Chịu khó tập một thời gian bé sẽ khỏi. Ngược lại, có bé đã lớn rồi, đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.