VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 41

40

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

nói rành rẽ rồi mà cũng còn nói ngọng để nhõng nhẽo với bá má, và ba má lấy làm
khoái trá cho cái “bé bỏng” của con mình thì thực là tai hại!

Từ 1 đến 2 tuổi:

Bé không còn “bé” nữa! Bây giờ bé “oai” lắm rồi, thích làm thánh làm tướng. Leo

trèo bất cứ chỗ nào có thể leo trèo được, lật ghế, đẩy xe, lục sách, xé giấy. Đó là lúc
bé dễ bị tai nạn nhất. Ta có bổn phận tránh tai nạn nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, vừa
khéo léo bảo bọc, ta vừa để cho bé phát huy cá tính độc lập của mình. Bé luôn luôn
nói không và làm ngược lại lời ta biểu. Bé không chịu ăn những món ta cho ăn,
không chịu mặc cái áo ta chọn, tự bốc ăn, tự thay đồ dù đút 2 chân vào một ống và
chọn áo quần kỳ cục! Gặp người lạ thì đứng ì ra quan sát, có khi bạo dạn đến làm
quen. Từ lúc này, bé chậm lên cân, ốm dần dần, thường bỏ ăn vì hoạt động nhiều,
khác với hồi dưới một tuổi bé mau đói và lên cân lẹ. Bé hai tuổi thường gầy ốm,
lưng hơi cong về phía trước và bụng hơi ưỡn ra. 15 tháng bé đi đã vững và 18
tháng đã chạy te, khoái leo cầu thang lắm, chỉ loáng một cái bé đã leo mấy bậc rồi!
Cũng ở tuổi này, bé bắt chước dữ lắm, thấy người lớn làm cái gì là bé bắt chước
làm cái đó ngay. Nhờ vậy, bé hiểu biết rất mau và tập khéo léo dần. Bé cũng rất nhút
nhát khi gặp người lạ, lúc nào cũng như níu áo mẹ hay núp vào sau lưng ba. Mặt
khác, tính phản kháng của bé lại càng phát triển mạnh. Bé cứng đầu và khó dạy, làm
gì thích tự ý, chẳng hạn muốn tự thay quần áo, tự chọn đồ chơi – một cách kỳ cục,
ta không thể ngờ được – và cái gì cũng “không”. Tắm thì thích vọc nước hoài không
chịu ra khỏi thay, ăn thì đòi tự đút lấy – đòi ăn bằng đũa nữa chứ – và làm đổ lung
tung! Ta đành phải chịu đựng cho bé qua khỏi giai đoạn này vậy vì đó là sự phát
triển bình thường để bé thành một con người có cá tính, độc lập sau này. Bé cũng
chưa biết chơi chung với các trẻ khác, chỉ đứng bên coi người ta chơi ra sao rồi khi
quen lắm mới chịu chơi chung với nhau. Bé cũng thường sỡ hãi một cách vô cớ, sợ
ông kẹ, sợ ông già ngoài đường... Sợ mẹ bỏ đi, sợ ngủ một mình... Ta cần khéo léo
trong mọi trường hợp để tránh cho bé sự sợ hãi quá đáng.

Vào khoảng 2 tuổi, ngoài tật hay bắt chước hay sợ hãi vô cớ, hay chống đối, bé

còn hay bị cà lăm. Các nhà chuyên môn tâm lý nhi đồng cho rằng vào lúc 2 tuổi, bé
thường cố gắng học nói, diễn tả những ý mới, dài dòng văn tự hơn “ngày xưa còn
bé” nên dễ vấp tiếng cà lăm vì tìm chữ xếp ý. Khi bị xúc động giận hờn, lo lắng, bé
cũng lắp bắp cà lăm. Nếu ta không khéo léo, thiếu kiên nhẫn, cười chế nhạo bé hay
bỏ lơ không thèm lắng nghe bé, bé sẽ khổ tâm lắm và cà lăm nhiều hơn. Phần nhiều
con trai thường bị tật cà lăm – và tật này không kéo dài lâu. Bé sẽ hết trong một thời
gian ngắn, đừng quá lo lắng rầy la hay cố sửa chữa. Cứ tự nhiên. Chịu khó lắng
nghe bé kể lể. Nói chuyện với bé nên vắn tắt và ít nói càng tốt. Bé sẽ hết cà lăm từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.