54
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
* Bé có thể bị bệnh mắt hột rất sớm nếu trong gia đình có người bị bệnh này mà
không giữ vệ sinh, dùng chung khăn lau mặt với bé! Bé cũng có thể bị quáng gà và
thiếu sinh tố A (xem Bé và Sinh tố).
Tôi đã nhiều lần thấy các bé ban đỏ, đã cữ ăn đến nỗi mù mắt: mắt đục lại và có
một đốm trắng hình tam giác lớn ở góc (Bitot). Thỉnh thoảng cũng gặp một vài bé bị
mù một cách oan uổng: bé nóng, làm kinh, người ta vắt chanh vào miệng và mắt bé
đến nỗi cháy khô, đục lại, mà luôn.
* Từ sáu đến mười tuổi bé thường mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).
Nên khám mắt cho bé khi thấy bé học kém, mắt hay mỏi, nhức đầu, đọc sách quá
gần, không thấy chữ trên bảng, thấy chỗ rõ chỗ không. Cũng nên khám mắt khi
ngứa mắt, chảy nước mắt sống, thấy lờ mờ lúc chạng vạng... để chữa trị kịp thời.
* Sau cùng, có lẽ nên nói đến thứ bệnh cườm bẩm sinh ở những trẻ xấu số
trong thời kỳ bà mẹ mang thai mắc bệnh Rubéole (thứ bệnh gần giống ban đỏ,
nhưng nhẹ hơn, chỉ nóng sốt chút đỉnh rồi nổi nốt đỏ ở bụng, ngực... Hầu hết chúng
ta đã mắc phải từ lúc còn nhỏ và không bị lại nữa!). May là trường hợp này rất hiếm.
Đôi mắt – báu vật của đời sống, cửa sổ của tâm hồn – ta cần phải chăm sóc cho
bé nhiều hơn.