55
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
Chương 9. Mũi bé
H
ình như bà mẹ nào cũng có một thời kỳ bực mình – và hoảng sợ nữa – vì cái
bệnh nghẹt mũi của bé thường có trong những tháng, những tuần đầu đời. Bé cứ
nghẹt mũi hoài, bứt rứt, khó chịu vì bé chưa biết há miệng để thở như chúng ta. Nếu
nghẹt sơ sơ bé đã thở nghe khò khè thực tội nghiệp, nếu nghẹt nhiều bé sẽ “nổi
giận”, la khóc ầm ĩ (may thay, khi la khóc là lúc bé há miệng ra để thở!). Khổ tâm cho
các bà mẹ nhất là lúc bé bú, bé chỉ ngậm vú được một lúc là bị ngộp, phải hả ra và
khóc ré lên. Lo lắng, bực mình, bà vớ ngay chai thuốc nhỏ mũi của ông... già bé để
ở đầu giường hay ra tiệm thuốc tây gần nhà mua một chai thuốc nhỏ mũi, nhỏ cho
bé hết nghẹt. Vừa nhỏ xong vài giọt, bé bỗng nín khóc, lả người xuống, tay chân
lạnh ngắt, toát mồ hôi và có khi mê man luôn vì ngộ độc! Nhưng đó là chuyện khác,
sẽ nói sau. Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi trong vài tháng sau khi
sinh. Mũi bé có thể bị nghẹt vì “cứt mũi”. Lúc tắm cho bé, dĩ nhiên bà mẹ nào cũng
biết cách lấy cái “cục” khóc chịu đó ra. Chỉ cần một cây tăm, đầu quấn gòn, thấm
nước rồi ráy cho bé. Nhưng có bé bị nghẹt dù không có một tí cứt mũi nào cả.
Nguyên do là vì bé vừa ở trong môi trường ẩm ướt nhưng ấm áp là lòng mẹ được
bao bọc bởi nước đầu ối, nhiệt độ luôn luôn cố định, ở đó bé lại không thở bằng mũi
mà thở bằng... rún, thình lình bị ném vào môi trường khác, khô và lạnh nóng thất
thường là môi trường khí mà chúng ta đang sống, bé lại phải dùng đến mũi, cơ quan
nhạy cảm nhất, nên các niêm mạc ở mũi phản ứng bằng cách trương nở hay co thắt
luôn, làm bé nghẹt mũi thường xuyên. Bé cần có một thời gian vài tháng để làm
quen với môi trường mới này. Bé có thể chết vì nhỏ mũi bậy nhưng không bao giờ
chết vì chứng nghẹt mũi, cùng lắm là bé khóc lên để thở thế thôi.
* Trường hợp nghẹt mũi thông thường nhất là lúc bị cảm. Bé rất dễ bị cảm vì thời
tiết thay đổi đột ngột, nhất là cảm lạnh, và mỗi lần như thế thường kéo dài khá lâu;
bé nhảy mũi (hắt hơi), màng nhầy mũi phồng lên để chống lạnh và niêm dịch tiết ra
nhiều làm bé chảy mũi nước, thở phì phò và bị nghẹt mũi.
Việc đầu tiên là phải giữ ấm cho bé. Nếu mũi bé nhiều và đặc, ta phải tìm cách
lấy ra cho bé dễ thở. Có thể dùng cả miệng mình ngoạm lấy mũi bé mà hút cũng
được, không mất vệ sinh đâu! Tùy trường hợp, bác sĩ cho thuốc chữa kèm thức
thuốc nhỏ mắt để sát trùng nếu cần. Tuyệt đối không dùng các loại thuộc nhỏ mũi
làm co mạch (có chất Naphtazoline, Ephédrine), vì các loại này hay gây phản ứng.
Tôi đã nhiều lần gặp những bé bị ngất vì thuốc nhỏ mũi người lớn. Một bà mẹ ẵm
đứa con hấp tấp đến bệnh viện nói là bé bị trúng gió: bé nằm thiêm thiếp, tay chân
lạnh ngắt, người lả, ướt đẫm mồ hôi, mạch yếu. Sau cùng hỏi đến thuốc nhỏ mũi thì
đúng là bà đã nhỏ cho bé đến 8 lần từ sáng và lần này bé ngất đi.
* Khi bé lớn hơn một chút, khoảng một hai tuổi trở đi, mũi lại là một nơi rất tốt để
bé nhét ngoại vật vào chơi. Ngoại vật có thể là một mảnh giấy vo tròn, có thể là hột
đậu phộng, hột đậu xanh hay hột me...!
Trường hợp ngoại vật là một mảnh giấy, lấy ra không khó, nhưng nếu là một hột
tròn như hột đậu, hột me thì không nên tìm cách lấy ra, vì càng cố cay thì nó càng
chui sâu vào trong. Phải biết cáh mới lấy được. Nếu bé đã khá lớn, biết hỉ mũi, ta
bắt bé hỉ mạnh vài cái may ra ngoại vật đó sẽ văng ra. Nếu không xong phải mang
đến bệnh viện.