VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 58

57

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

Chương 10. Răng bé

C

òn gì vui sướng cho bằng một buổi sáng nào đó, thấy nhú lên từ nướu hàm

dưới của bé, hai hạt ngọc trắng ngần!... Khuôn mặt bé bỗng xinh hơn, nụ cười của
bé rực rỡ hơn! Đó là hai chiếc răng cửa đầu tiên của bé! Sức khỏe của cả đời người
sẽ tùy thuộc vào bộ răng đó, và ngay từ thuở đầu bé phải được bá má chăm sóc bộ
răng chu đáo để có được một sức khỏe tốt đẹp sau này.

* Thường thì khoảng tháng thứ sáu, hai chiếc răng cửa giữa đầu tiên của bé nhú

lên ở hàm dưới. Thời gian này không cố định, có bé mọc răng sớm, có bé mọc răng
rất trễ, đến thôi nôi mới mọc răng mà vẫn không bệnh hoạn gì cả! Nhiều bà mẹ lo
lắng – xấu hổ nữa – khi thấy con mình mọc răng chậm so với các bé khác. “Cháu
yếu quá! Tám tháng rồi mà chưa mọc răng, thằng cu con bác nó đã có răng từ hồi
năm tháng” và mua cho bé một lô thuốc bổ xương đủ thứ, ép bé uống. Nhưng uống
gì thì uống bé vẫn cứ “yếu” cho đến lúc bé “nổi hứng” mọc lên hai chiếc răng đầu
tiên. Thực ra, đợi đến lúc bé “chậm” mọc răng mới lo thuốc bổ là đã quá trễ rồi vì
hàm răng sữa của bé đã hình thành từ lúc bé mới là một bào thai mấy tuần lễ trong
bụng mẹ. Do đó, muốn cho răng bé tốt phải “bổ” từ lúc đó, nghĩa là khi mới có mang,
bà mẹ phải ăn uống quân bình đầy đủ và nếu cần dùng thêm các loại Calci, sinh tố
A, D... Mọc răng sớm hay muộn không quan trọng vì nó tùy thuộc phần lớn vào di
truyền. Nếu bé vẫn phát triển bình thường, mọc răng trễ không phải là “yếu” như ta
vẫn tưởng. Dĩ nhiên cũng có một đôi trường hợp mọc răng trễ vì bệnh còi xương,
bệnh thiếu sinh tố, bệnh của tuyến giáp, dinh dưỡng thiếu cân đối... nhưng rất hiếm.

* Bộ răng sữa của bé sẽ được thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn, và bộ răng này

tuy đến sáu tuổi mới bắt đầu mọc cũng đã hình thành từ lúc bé mới vài tháng tuổi. Vì
thế, trong thời kỳ này nên cho bé dùng thêm các loại sinh tố A, C...

* Một bà mẹ có kinh nghiệm sẽ nhận biết dễ dàng các triệu chứng sắp mọc răng

của bé, nhưng với đứa con đầu lòng, bà mẹ nào cũng rất lo âu. Thường bé bứt rứt,
khó ngủ, bỏ bú, đụng cái gì cũng nhét vào miệng cắn, nhai, ta gọi là ngứa nướu –
(đôi khi đang bú ngon lành, bé cắn vú mẹ một cái đau điếng!). Để ý kỹ hơn ta cũng
thấy ở nướu nơi sắp mọc răng hơi sưng to, đỏ ửng và nước miếng bé nhiều hơn –
bé nhễu hoài! Một đôi khi, bé chảy nước mắt, nước mũi và đỏ mắt. Bé cũng có thể
bị tiêu chảy chút đỉnh – ta gọi là tướt mọc răng – và thường thì nóng 38° - 38°5, đôi
khi nóng lên đến 39° và có thể làm kinh nữa! Các bác sĩ chưa đồng ý với nhau về lý
do của sự “trục trặc” này. Người thì cho vì lúc bé mọc răng, cơ thể yếu đi, vi trùng
tấn công làm cho bé bị nóng và tiêu chảy, người khác cho rằng nóng và rối loạn bộ
tiêu hóa chẳng qua chỉ là phản ứng của cơ thể trong lúc mọc răng đó thôi không cần
phải chữa trị gì cả. Theo tôi, quan điểm thứ hai có phần đúng hơn vì mọc răng là
một đổi thay quan trọng của cơ thể bé, kéo theo những rối loạn tâm sinh lý ít nhiều.
Các bà mẹ có kinh nghiệm cũng thấy là trong trường hợp mọc răng, nóng và tướt đó
không cần chữa trị gì cả cũng khỏi, sau khi răng bé đã nhú lên. Tuy vậy, cũng không
nên coi thường, nhất là cứ thấy bé nóng, ỷ lại, đinh ninh bé mọc răng không lo lắng
gì cả, lúc bé đau nặng mới chữa chạy sẽ không còn kịp nữa! Dù trong trường hợp
chắc chắn là bé sắp mọc răng mà bé nóng quá, bác sĩ cũng phải cho thuốc làm dịu
nóng, tránh cho bé khỏi làm kinh (co giật).

* Khoảng thời gian 12 – 18 tháng là thời kỳ mọc răng hàm, bé thường khó chịu

hơn, cằn nhằn, bỏ ăn nhiều ngày và có khi thức giấc khóc giữa đêm. Cũng nên để ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.