61
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
Chương 12. Bộ phận sinh dục của bé
C
ó lúc ta tưởng như bé sinh ra mà là gái (hay ngược lại, là trai) thì ta sẽ không
thương được vì không đúng với ước muốn sẵn có của ta. Tuy vậy, tôi đã thấy nhiều
người có đến chín cậu trai mà vẫn còn thương và có bà mẹ có đến ngũ... long công
chúa rồi mà vẫn chưa thấy ghét! (*)
(*) Mỗi gia đình hiện nay chỉ nên có 2 con
Khi mang thai bé ta thường có ý muốn sinh trai hay gái sẵn trong lòng nhưng khi
bé sinh ra dù trai hay gái thì ta cũng sẽ thương, nhất là khi bé là con đầu lòng.
Bé trai mới sinh có thể có bìu dái và tinh hoàn hơi sưng, mọng nước. Vào ngày
thứ tư hay thứ năm hiện tượng này rõ nhất. Ở bé gái, có thể có chút máu chảy ở âm
hộ, “chim” bé hơi sưng và cả hai – trai và gái – đều có thể bị sưng vú, có khi chảy
một chút sữa nữa. Hiện tượng này rất thông thường, không có gì đáng ngại, trong
vài ba hôm rồi hết, không cần chữa trị gì cả.
Ngoài hiện tượng trên, sau đây là một số tật thỉnh thoảng gặp ở bé trai.
Thiếu tinh hoán: bé sinh ra đôi khi chỉ có một tinh hoàn làm ba má lo lắng
không ít. Thực ra thì một tinh hoàn khác còn trên đường di chuyển và có thể đã như
chú thỏ say mê phong cảnh, dừng lại đâu đó, chưa về đúng vị trí. Hai tinh hoàn
được tạo ra ở vùng bụng, mãi đến lúc bé gần sinh mới di chuyển xuống bìu dài,
mang theo cả các phụ tùng lỉnh kỉnh của chúng (ống dẫn tinh, huyết quản...) Trên
quãng đường “chông gai” này một chú tinh hoàn có thể dừng lại tạm cư đâu đó, nên
bé sinh ra ta chỉ thấy có một tinh hoàn. Nhưng nhiều khi bé có đủ cả hai tinh hoàn
mà vì lạnh hay vì có tay ta sờ vào, chúng biến đâu mất! À không, chúng chỉ tụt lên
trốn ở tầng trên ấm cúng hơn đó thôi! Bình thường trước tuổi dậy thì, chú tinh hoàn
lang thang kia cũng sẽ về đúng vị trí. Dù sao, tốt hơn hết trong trường hợp này nên
khám để nếu cần nhờ bác sĩ phẫu thuật khéo nó xuống. Nếu thiếu cả hai tinh hoàn
cần mổ sớm (có thể 9 – 12 tháng) để tránh vô sinh.
Dái nước: Gọi là dái nước không đúng, thực ra là cái túi bọc dái bị ngập
nước. Ta thấy bìu dái sưng to một bên, bóng lên, mọng nước. Khi khám, bác sĩ
thường rọi đèn để xem có đúng là dái nước bẩm sinh để phân biệt chứng sa ruột
cũng làm sưng bìu dái – dưới ánh đèn, dái nước trong bóng, đỏ ửng. Nếu đúng là
bẩm sinh, tự nhiên cũng khỏi, nhưng lớn rồi bé mới bị chứng này thì phải khám bác
sĩ cẩn thận, nếu cần, phải phẩu thuật.
Sa ruột bẹn: khi tinh hoàn xuống đến bìu dái rồi thì đường đi của chúng tự
động teo lại, nếu vì lý do gì chúng không teo hoặc teo không hoàn toàn, có một lỗ
trống, ruột có thể sa xuống đó gọi là sa ruột bẹn. Ta cũng thấy một bên dái bé sưng
lên, nhưng chỉ sưng lúc bé khóc, ho, hay cử động còn lúc nằm yên không thấy. Rọi
đèn thấy đục chứ không trong bóng như trường hợp dái nước. Chứng sa ruột này
thỉnh thoảng cũng thấy ở bé gái, nhưng rất hiếm và ít nguy hiểm như ở bé trai.
Ở trẻ sơ sinh chứng sa ruột này chỉ cần băng chặt lại một thời gian sẽ khỏi,
nhưng nếu có biến chứng ruột bị thắt nghẽn thì phải cấp cứu ngay. Bé đau đớn, chỗ
ruột sa không tụt lên được nữa, ói mửa... là những triệu chứng của ruột bị thắt
nghẽn.