81
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
Chương 23. Bé và Sinh tố
K
hông ai còn lạ gì sinh tố nữa! Ai cũng biết sinh tố là những chất cần thiết với
một lượng rất nhỏ, giúp cho cơ thể sinh hoạt điều hòa mà thiếu nó thì cơ thể bị một
thứ bệnh này hay bệnh khác. Đã có rất nhiều sinh tố được phát hiện; A, B, C, D, E...
(gần muốn hết các chữ cái!). Và còn nhiều sinh tố khác chưa được phát hiện có
trong thiên nhiên dưới dạng thực phẩm hay được tổng hợp bởi cơ thể con người.
Một người khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ, quân bình, sinh hoạt bình thường, có thể
không cần biết sinh tố là gì, nhưng ở bé thì khác... Thực phẩm của bé dù là sữa mẹ
hay sữa bò cũng thiếu một vài sinh tố cần thiết. Cho mãi đến một tuổi, nhiều bé vẫn
còn bú sữa chưa chịu ăn – vì mẹ không biết cho ăn gì – trong thời gian này bé lại
hay đau ốm, hết ban đỏ tới ho, hết cảm tới nghẹt mũi và do đó dễ có xu hướng mắc
bệnh thiếu sinh tố. Ngược lại cũng có một số trường hợp mắc bệnh dư thừa sinh tố,
phần nhiều vì ba má bé bị ám ảnh bởi chiều cao và cân nặng của các trẻ Tây
phương, muốn cho con mình, đạt được kích thước lý tưởng trong các sách nuôi dạy
trẻ, tự ý mua các loại sinh tố ép bé uống hay chích, đi bác sĩ nào cũng xin cho thêm
sinh tố!
Sinh tố A:
Bệnh thiếu sinh tố A đến nỗi mù mắt vẫn còn thấy ở khá nhiều trường hợp. Đó là
các bé sau một trận ban đỏ, tiêu chảy, bị kiêng cữ quá đáng, chỉ cho uống toàn
nước cháo gạo rang trong nhiều ngày hoặc có bé không đau ốm gì cả nhưng mẹ
cho ăn toàn bột hoặc chỉ uống sữa đã lấy hết chất béo trong một thời gian lâu dài,
bé bị thiếu sinh tố A (vì sinh tố A tan trong chất béo). Thiếu sinh tố A, bé không lớn
nổi, da khô cứng lại, cuống họng, cuống phổi, giác mô cũng khô lại, dễ bị nhiễm
trùng. Triệu chứng dễ thấy nhất là mắt bé đỏ (tưởng bị nhặm mắt nhưng nhỏ thuốc
không khỏi), chảy nước mắt, có đốm trắng (Bitot) ở góc mắt. Nặng hơn, bé sợ ánh
sáng, hâm hấp nóng, nhiễm trùng đường hô hấp và không lên cân. Một thời gian
sau, bé không nhìn thấy rõ trong bóng tối, lúc chạng vạng (ta gọi là quáng gà).
Sinh tố A một phần có trong thực phẩm, sữa mẹ, sữa bò, gan, trứng và một
phần khác được cơ thể tổng hợp từ một thứ tiền sinh tố A có trong củ cà rốt, rau
dền, rau muống, đu đủ, bí ngô... (các loại trái cây có màu vàng).
Dư sinh tố A cũng khổ! Bé sẽ biếng ăn, không lớn, bứt rứt, ngứa ngáy, dễ rụng
tóc và thiếu máu. Chỉ có bác sĩ mới biết trường hợp nào thiếu và trường hợp nào
thừa và sinh tố không phải luôn luôn có lợi, không bổ chỗ này thì cũng bổ chỗ kia
như ta vẫn lầm tưởng.
Sinh tố B:
Đáng kể nhất trong nhóm sinh tố B đối với bé là B1, B6 và B12.
Sinh tố B1 là một sinh tố cần thiết cho tiến trình tạo nặng lượng của cơ thể. Các
thức ăn đường bột cần nhiều sinh tố B1. Sinh tố B1 có nhiều trong vỏ hạt gạo (cám),
cũng có trong sữa, trứng, gan, thịt, vài loại trái cây và rau. Thiếu sinh tố B1, bé uể
oải, hay mệt, biếng ăn, chậm lớn, viêm dây thần kinh, phù thũng. Nhưng nguy hiểm
nhất ở trẻ con là bệnh suy tim do thiếu B1 (béri – béri cardiaque). Chứng bệnh này
thường có ở những xứ ăn gạo và tại nước ta, không hiếm trường hợp đã được ghi
nhận tại Bệnh viên Nhi Đồng. Nếu không quan tâm định bệnh và chữa trị đúng lúc,
chắc chắn bé chết vì suy tim cấp tính.