82
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
Một bé bú thuần sữa mẹ vào khoảng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, đang khỏe
mạnh, bụ bẫm, đột nhiên làm mệt, khó thở, môi và tay chân hơn tím lại, mình nổi
bông lốm đốm, bứt rứt, rên rỉ liên tục một cách rất đặc biệt, (nếu quen gặp trường
hợp này, chỉ cần nghe tiếng rên của bé cũng đủ nghi ngờ). Khám thấy bé không
nóng, phổi bình thường, mạch trụy, tim đập yếu, nhanh, gan sưng lớn là những triệu
chứng của bệnh suy tim cấp. Dĩ nhiên, cần làm một vài xét nghiệm để xác định bệnh
nhưng ngay lúc đó phải khẩn cấp chích cho bé sinh tố B1 thì mới cứu bé kịp. Bé sẽ
chết rất nhanh nếu không định bệnh đúng, chữa kịp thời. Hỏi kỹ, ta cũng thấy chính
bà mẹ cũng bị tê nhức, mỏi chân, mất phản xạ đầu gối...
Sinh tố B6 cần thiết cho sự tăng trưởng. Một vài trường hợp bé làm kinh không
nóng chỉ vì thiếu B6. Các bà mẹ uống nhiều sinh tố B6 để chữa ói mửa lúc mang
thai, khi sinh ra bé dễ bị thiếu sinh tố B6 và làm kinh.
Sinh tố B12 cần thiết trong việc tạo hồng huyết cầu, cho sự tăng trưởng của cơ
thể và điều hòa sinh hoạt não bộ. Tuy vậy, ở bé, thiếu máu chủ yếu là thiếu sắt chớ
không phải thiếu B12.
Sinh tố C:
Cơ thể không tạo được sinh tố C. Sinh tố C do thức ăn mang lại. Ngày nay ít
gặp bệnh thiếu sinh tố C, nhưng không phải là không có. Có lẽ là nhờ các bà mẹ
thường chịu cho bé ăn thêm trái cây rất sớm. Sinh tố C có rất nhiều trong trái cây
tươi, rau sống, rất ít trong sữa và rất dễ bị hư hỏng khi nấu chín. Nên cho bé ăn
thêm cam từ tháng thứ 2. Thường thường bệnh thiếu sinh tố C chỉ thấy sau tháng
thứ tư thôi vì bé sinh ra đã chứa sẵn một lượng lớn sinh tố C rồi. Thiếu sinh tố C bé
biếng ăn, xanh mét, nhiệt độ lên xuống thất thường, không lên cân và nặng hơi, bị
chảy máu. Máu có thể chảy dưới da, tím bầm (Ma cắn!) và thường là chảy máu ở
nướu răng. Chụp phim thấy các đầu xương dày lên.
Sinh tố D:
Sinh tố D cần cho sự hấp thu các hất calci và phospho là những chất cần thiết
để tạo lập xương. Do đó, thiếu sinh tố D, bé không lớn nổi, xương cong vẹo, sọ
mềm, ức nổi u, bắp thịt nhão...
Sinh tố D cò nhiều trong gan cá thu, cá mòi, một ít trong trứng, bơ; sữa mẹ có
một ít và sữa bò còn tệ hơn. Quan trọng nhất là nguồn sinh tố D do cơ thể tổng hợp
dưới tác dụng của tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời. Các bé vì lý do đau ốm, hoặc các
bé kiều dưỡng được quá cưng chìu, ấp ủ, không cho ra nắng sẽ thiếu sinh tố D và
dễ bị chứng còi xương. Nên nhớ là ánh nắng lọc qua cửa kính đã mất hết tia tử
ngoại, vô ích.
Nhưng đừng tưởng dùng nhiều sinh tố D là tốt – Sự thặng dư sinh tố D cũng
gây nhiều rắc rối. Bé bỏ ăn, ói mửa, bón, nhiệt độ tăng, gầy ốm, lừ đừ và có thể...
chết nếu lượng sinh tố D quá lớn.
Sinh tố K:
Tổng hợp ở gan, có tác dụng cầm máu. Các bé sơ sinh còn non tháng thường
gan còn yếu chưa tổng hợp được sinh tố K, dễ bị chảy máu. Trong trường hợp đó,
sinh tố K rất cần thiết.
Dĩ nhiên còn một lô sinh tố khác như E, F, G, H, P, PP... không mấy quan hệ đến
bé nên không nhắc tới ở đây.
Sinh tố không phải là thuốc bổ. Nó chỉ “bổ” nếu dùng đúng chỗ, nghĩa là trong