VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 85

84

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

Chương 24. Sinh tố Y

N

hưng dù bé đã được cho bú mớm đầy đủ, đúng phép vệ sinh, dinh dưỡng

như các chuyên viên dặn bảo, dù bé đã được chính ngừa bại liệt, ho gà, bạch hầu,
uốn ván, dù bé đã được cho uống thêm các loại sinh tố A, B, C, D... bé vẫn có thể
đau ốm rề rề, biếng ăn, biếng chơi, lớn không nổi, kém thông minh và trong tương
lai có thể trở thành một kẻ lãnh đạm, lạnh lùng hay hiếu chiến, phạm pháp... chỉ vì
bé thiếu một thứ sinh tố tối cần thiết: Sinh tố Y.

Sinh tố Y là sinh tố gì thế? Có phải là một sinh tố vừa mới phát minh? Sao

chưa bao giờ nghe nói đến?

Thưa không, đó chỉ là một cách gọi tên cho dễ nhớ, Y ấy là yêu, ở đây là yêu

thương.

Đã từ lâu lắm người ta biết giá trị của yêu thương, nhưng chỉ mới đây thôi, nhờ

khoa học tiến bộ, nhất là tâm lý học và các phương pháp xã hội học, người ta mới
thấy rõ ảnh hưởng của yêu thương trên sự phát triển của trẻ thơ như thế nào. Bây
giờ, người ta có thể nói một cách chắc chắn rằng bé không phải chỉ sống bằng sữa
mà còn bằng tình yêu nữa! Một bé dù được nuôi khéo léo, đúng phép vệ sinh dinh
dưỡng mà thiếu tình thương của mẹ – hay của một người khác cũng yêu bé như mẹ
– và một không khí gia đình, cũng không phát triển trọn vẹn, bình thường được: bé
chậm lớn, khờ khạo, dễ đau ốm, khi đau ốm thì lâu lành và dễ chết nếu bệnh hơi
nặng.

Tại bệnh viện Nhi Đồng, để ý một chút, ta sẽ dễ dàng nhận thấy các trẻ mồ côi

được điều trị tại một phòng riêng do các sơ hoặc các ni cô ở các cô nhi viện săn sóc
một cách đúng phép và có vệ sinh, nhưng bệnh rất lâu khỏi, bệnh này chưa bớt thì
đã sinh bệnh khác, bệnh vừa bớt đã tái phát và số tử vong lại rất cao. Trái lại, tại các
phòng được chính mẹ hay người thân săn sóc lại mau lành mạnh và số tử vong
cũng thấp hơn. Khi có dịp tiếp xúc với nhiều trẻ em bất thường, như đã khá lớn mà
chưa biết đi, chậm nói, khờ khạo, hay ốm đau... thì thấy trong rất nhiều trường hợp
thường là những trẻ ở trong một hoàn cảnh bi đát, thiếu tình thương của mẹ.

Năng lực kỳ diệu của yêu thường:

Ashley Montagu, nhà nhân chủng học, trong một bài báo viết về năng lực kỳ

diệu của yêu thương đã nói: “Không có yêu thương bé không sống nổi, mà dù có
sống cũng trở thành một con người bất thường, một bệnh nhân tâm trí, một người
bệnh thần kinh, phạm pháp, bất lương, oán thù xã hội”. Ông thuật lại câu chuyện
cách đây gần thế kỷ, tại nhà thương nhi đồng Dusseldorf ở Đức, vào thời mà nhi
khoa chưa tiến triển như bây giờ, số trẻ dưới một tuổi chết gần 100%, thì các bác sĩ
ở đây chấp nhận cho một bà già – bà Anna – được phép nâng niu bồng bé các trẻ
sắp chết, vậy mà kỳ diệu thay, đôi khi bé sống sót!

Chuyện có vẻ hoang đường, thiếu khoa học, nhưng thí nghiệm sau đây của bác

sĩ René Spitz tại Nữu Ước đã chứng minh hùng hồn năng lực của sinh tố Y. Bác sĩ
Spitz lập hai trại nuôi trẻ hoàn toàn giống nhau về mọi phương diện, từ cách săn
sóc, tắm rửa, ăn uống đến cách dạy dỗ, chỉ khác một điều duy nhất là một trại thì do
các nhân viên y tá điều dưỡng trong nom (một cô trong cho 8 đến 10 em), còn trại
kia thì do chính mẹ các em chăm sóc lấy. Sau một thời gian, người ta đo lường kết
quả dựa trên thương số phát triển – khả năng nhận thức, lãnh hội, khả năng xã hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.