VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 86

85

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

hóa, hoạt động sinh ký, ký ức, tài bắt chước, sự khéo tay và óc thông minh.

Kết quả như sau: nhóm trẻ do các bà mẹ trông nom lúc đầu có thương số phát

triển trung bình là 101,5 sau một năm tăng lên 105. Cùng thời gian đó nhóm trẻ do
các chuyên viên chăm sóc có thường số phát triển lúc đầu 124, sau một năm tụt
xuống còn 72 và đến cuối năm thứ hai chỉ còn 45! Quan sát kỹ hơn, Bác sĩ Spitz
nhận thấy các trẻ thiếu hẳn tình thương thì tệ đến nỗi không biết đi, không biết nói,
không biết tự ăn lấy một minh. Trong vòng 5 năm quan sát 239 bé do chính mẹ nuôi
nấng, không có bé nào chết. Trái lại, chỉ trong vòng 2 năm đã có 37% bé tử vong
trong nhóm thứ hai (Reader Digest – 9 – 1971).

Ông Nguyễn Hiến Lê, trong cuốn “Thời mới dạy con theo lối mới” cũng ghi lại

các tài liệu sau đây chứng minh tình yêu thương còn cần thiết cho trẻ hơn là sữa!

“Trong một nhà hộ sinh kiểu mẫu ở Mỹ, người ta cho chúng sống cách biệt nhau

để tránh vi trùng. Các nữ điều dưỡng chỉ được sờ mó chúng khi nào thật cần thiết,
như khi thay đồ, tắm rửa, cho bú. Thức ăn được tính toán kỹ lưỡng tuy theo nhu cầu
của mỗi trẻ, bệnh tật được đề phòng và điều trị bằng những phương pháp tối tân.
Vậy mà những trẻ đó không lên cân nhiều, không mạnh khỏe bằng những trẻ ở
ngoài, sống trong những gia đình thiếu thốn, tại những xóm tối tăm, bẩn thỉu. Các
bác sĩ không hiểu tại sao, sau ra công nhận xét, thí nghiệm trong một thời gian, mới
thấy rằng nguyên nhân chỉ do những trẻ đó thiếu sinh tố tình yêu. Tức thì ở mỗi góc
nôi, người ta treo tấm thẻ với hàng chữ: “Mỗi ngày phải âu yếm trẻ một giờ”. Từ đó,
các nữ điều dưỡng có quyền bồng bế, hôn hít nựng chúng, chuyện trò, chơi đùa với
chúng. Kết quả hoàn toàn thay đổi. Trẻ bú nhiều hơn, vui vẻ, tinh anh hơn.

Và cô Anna Freud cũng ghi chép minh bạch những kết quả trong các nhà dưỡng

nhi. Cô bảo: “Cách thức nuôi trẻ trong các nhà đó có lợi cho trẻ trong năm tháng
đầu, trẻ ít bệnh, mau lớn hơn trẻ trong những gia đình thợ thuyền. Nhưng từ tháng
thứ sáu trở đi, thì trẻ thua kém hẳn trẻ ở ngoài, kém tinh anh, hoạt động. Qua năm
thứ nhì, trẻ chậm nói hơn. Về tư cách, thì lớn lên chúng có bề ngoài lễ phép, đàng
hoàng nhưng dù được dạy dỗ tận tâm tới bực nào, chúng cũng là hạng mất gốc,
không hơn hạng trẻ thiếu giáo dục là mấy. (Thời mới dạy con theo lối mới! - Nguyễn
Hiến Lê).

Ta đã biết trong hai tháng đầu đời, bé sống thuần sinh lý: bú nó, ngủ yên, tiêu

tiểu đều đặn... gần như “vô tri” vậy. Vì thế mà được nuôi đúng phương pháp, bé mau
lớn, ít bệnh. Nhưng ngay từ tháng thứ ba, bé đã biết mỉm cười đáp lại khi có người
cười với bé, bé đã biết mừng khi có người đến chơi với bé. Đó là lúc bé biết đến xã
hội chung quanh mà “xã hội” đầu tiên chính là bà mẹ và thái độ của bà. Tất cả tác
phong, thái độ, tâm lý của bé đối với cuộc đời mai sau hoàn toàn tùy thuộc vào giai
đoạn đầu tiên này, giai đoạn giao tiếp giữa bé và mẹ lúc con thơ. Được thương yêu,
trìu mến, bé sẽ thương yêu người, trìu mến đời. Bị hất hủi, ghét bỏ, bé trở thành
lãnh đạm, căm thù...

Tình mẹ:

Thực ra không thể nói “Mỗi ngày phải yêu trẻ một giờ” một cách máy móc như

câu chuyện Mỹ trên kia! Yêu trẻ không có thời lượng. Không phải yêu trẻ bằng cách
vồ vập trẻ mỗi ngày một giờ hay “mỗi ngày hai lần, mỗi lần nửa giờ” như toa thuốc
được! Tình mẹ bàng bạc trong mọi cử chỉ, mọi dáng điệu của bà mẹ; trong cái nhìn,
giọng nói, nụ cười, hơi thở và cả trong sự im lặng của bà nữa. Nó bao la như biển
thái bình rạt rào
nên không thể tính toán, không thể đếm đo! Và bè không cần phải
nói “cám ơn”, bé vẫn ý thức rất rõ ràng tình yêu của mẹ trong từng tế bào, nhờ bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.