87
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
Chương 25. Bé gầy ốm quá
K
hông rõ các đồng nghiệp của tôi thế nào chứ tôi cứ bị bà
con trách hoài khi họ trông thấy các con tôi: Con bác sĩ gì mà
ốm nhom vậy! Trong ý những bà con bạn bé thân yêu đó của
tôi thì con một bác sĩ phải mập mạnh hơn người. Tôi không
biết nói sao chỉ cười trừ. Nhưng tôi biết rõ một điều là chúng có
ốm nhom thực, nhưng không bệnh hoạn, thế đủ rồi. Hình như
“nó” có thời kỳ. Bé LN bụ bẫm cho đến tháng thứ năm thứ sáu
gì đó rồi thì bắt đầu gầy teo lại. Đó cũng là thời kỳ bé bắt đầu
mọc răng, biếng bú, cũng là thời kỳ bé được chích ngừa các
thứ bệnh bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu... ít nhiều làm bé
khó ở, ảnh hưởng phần nào đến sự thèm ăn. Tiếp đó, đến thời kỳ bỏ bú (cai sữa),
bé được cho ăn thêm những thức ăn lạ. Bé ốm nhom năm ba tháng rồi khá trở lại vì
đã thích nghi được hoàn cảnh mới. Bé ăn nhiều, ngủ nhiều. Có da có thịt nhưng
không bụ bẫm nữa – Giữa năm thứ hai, bé lại ốm teo lại. Bé mới đi vững, ham đi
lắm, thích leo trèo, phá phách. Rồi học nói. Nói như sáo. Đó cũng là thời kỳ bé phát
triển mạnh về tinh thần. Cuối năm thứ hai, bé biết chống đối, muốn độc lập, không
ngoan nữa mà lúc nào cũng “không, không”. Cũng vừa lúc bé có thêm đứa em,
ganh tị với em... Một thời gian sau bé lại khá lên, mập lên cho đến lúc ba tuổi vào
học vườn trẻ, bé lo lắng, bỏ ngủ trưa, mệt và dĩ nhiên lại gầy ốm lại. Bé KH khá hơn.
Lúc mới sinh nặng ký hơn chị, tính tình ít lo lắng, ngủ dễ, ăn nhiều và vì thế bé rất
khá. Nhưng vì không được chính ngừa ho gà, bé bị một trận ho gà tơi tả, không ăn
uống gì được nên ốm nhom sau đó. Như vậy theo tôi bé có thể gầy ốm hay mập
mạp tùy từng thời kỳ tăng trưởng, chịu ảnh hưởng cả sinh lý lần tâm lý, dĩ nhiên
không kể yếu tố di truyền. Khi bé biết đi, ham leo trèo, bé dễ bị gầy ốm vì hoạt động
nhiều. Khi bé bị dứt sữa, xa mẹ, ganh tị với em, mọc răng, phát triển cá tính... bé
cũng dễ biếng ăn mà gầy ốm. Bé nào tính tình hay lo lắng, khó ngủ, ít ăn không làm
sao có thể mập nổi. Ngược lại, bé nào nằm xuống ngủ khò, ăn vặt “chuyên môn” thì
dù có muốn gầy cũng không được.
Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân gây sự gầy ốm của bé. Nếu ở các nước tiên tiến Âu Mỹ,
yếu tố quan trọng là yếu tố thần kinh tâm lý thì ở xứ ta, bệnh tật và thiếu dinh dưỡng
vẫn còn là những nguyên nhân gần gũi.
Trước hết, ta kể, yếu tố di truyền: cha mẹ mảnh khảnh, ít ăn thì con cái cũng
mảnh khảnh, ít ăn là lẽ tự nhiên. Một bà mẹ phốp pháp, gánh hàng rong nào cũng
gọi vào thì bé cũng dễ trở thành phì lủ. Một vài bệnh truyền nhiễm thường có ở xứ ta
như viêm phế quản, tiêu chảy cũng làm bé gầy ốm rất mau. Một vài bệnh khác cũng
làm bé gầy ốm, có tính kinh niên phải chữa lâu dài và bồi bổ lâu dài mới lại sức,
chẳng hạn bệnh lao phổi, lao hạch, bệnh viêm a-mi-đan và sau cùng không được
quên bệnh sán lãi.
Muốn cho bé lên cân thì phải chữa tận gốc bệnh. Hết bệnh, bé mới thèm ăn và
mới lên cân. Thuốc bổ đóng một vai trò rất thứ yếu, thường là không cần thiết, trừ
phi bác sĩ thấy thiếu một vài chất nào đó như thiếu chất sắt, thiếu sinh tố...
Bé gầy ốm vì thiếu ăn cũng có, nhưng không đến nỗi, dù trong thời buổi kinh tế
khó khăn này, tôi nghĩ vậy. Dù sao thì cha mẹ cũng có thể nhịn cho con ăn. Thường