danh tịch mịt mờ, không được rõ ràng cho lắm, sự tích rất là khó hiểu. Mà
sao anh linh rõ rệt, vang dội cõi trần, hễ có cầu tạnh, đảo mưa, lập tức hiệu
nghiệm, thời được vua phong hưởng cũng là rất phải. Còn chiếu phụng bao
phong các chữ đó thì kín đáo, duy có hai chữ “Nguyên Trung” không hiểu
ra làm sao.
____________
Chú thích:
139 Bản dịch và lời bình của Hoàng Xuân Hãn (Sđd). Trong lúc Lý Thánh
Tông vượt bể, hình như có gặp sóng gió to. Sách Việt Điện U Linh còn
chép chuyện thần Hậu thổ địa kỳ giúp vua qua bể. Chuyện như sau: “khi Lý
Thánh Tôn đến cửa bể Hoàn (?), thình lình bão to mưa lớn, sóng nổi ngùn
ngụt. Thuyền vua không tiến được. Đêm đến, vua mộng thấy một đàn bà, áo
trắng, quần lục, nói với vua: “Tôi là tinh đất nước Nam, giả làm một cây gỗ
đã lâu năm để đợi thời. Nay thời đã đến. Giúp vua không chỉ đánh được
giặc, mà nước nhà còn có chỗ nhờ”. Nói xong, biến mất. Tỉnh dậy, vua sợ.
Đem việc hỏi chung quanh. Có sư Huệ sinh nói nên tìm cây gỗ có thần ẩn.
Quân lên núi, thấy một cây gỗ hình người. Đem xuống thuyền. Vua sai đem
làm tượng, mặc áo quần như thấy trong mộng và ban hiệu Hậu thổ phu
nhân, và đặt ở thuyền vua. Thuyền bèn êm không lắc nữa. Lúc được trận về
đến chỗ cũ, vua sai lập đền thờ. Nhưng tối đến, mưa gió lại nổi lên. Sư Huệ
sinh xin đem tượng về kinh. Sóng gió bèn lặng. Về đến kinh vua sai lập đền
thờ ở làng Yên Lãng”.
Chuyện trên này đời sau viết, cho nên có sự lầm. Ví như vị sư Huệ sinh,
thì các bản sao viết Huệ Lâm sinh hay là Huệ Lâm, sách TUTA/57b có chép
chuyện tăng thống Huệ sinh họ Lâm, chắc là vị ấy. Nhưng Huệ sinh mất
năm 1064, trước năm Thánh Tông đánh Chiêm Thành 5 năm.
140 Ngày xuất quân là mồng 8‐3‐1069. Trên đường đi hay đường về đều
có rồng vàng hiện long thuyền, như ngày 15‐3, ngày 18‐3 đêm 31‐3. Khi
vua đem quân về cũng thấy rồng xuất hiện, đêm 19‐6, ngày 25‐6. Đặc biệt