LINH CHƯƠNG LINH ỨNG ĐẠI VƯƠNG TỰ
NHIÊN PHƯƠNG DUNG CÔNG CHÚA
(Chuyện Triệu Xương và phu nhân)
Thần này họ Triệu tên Xương, thời nhà Đường, sang làm Đô hộ nước An
Nam, xe ngựa thường đi tuần chơi trong hạt. Đến làng Minh Luân huyện
Đường An (Cẩn án: Phủ Bình Giang ở đời nhà Lý nhà Trần làm phủ Hồng
Lộ, triều Lê chia ra đổi làm Thượng Hồng, Đường An xưa với Đường Hào
làm một, trung gian chia làm Nam Bắc, Đường An thời như cũ. Đơn Loan
xưa là Đơn Luân, đầu niên hiệu Gia Long đổi tên Đơn Loan) Triệu Xương
mến cảnh núi lạ sông trong, người đông đất rộng, có chỗ hứng mát, có đình
nghỉ chân, cảnh trí thiên nhiên thưởng ngoạn không chán, nhân lập trường
học ở phía đông ấp ấy, gọi là “Đông Giao Hương hiệu”.
Từ đó dân ở miền Đông, những trang anh tuấn mạo sĩ đều đến học tập,
dân được nhờ có biết nhiều lễ nghĩa. Những người ở xa nghe tiếng cũng
giày dép đến học. Học trò đông như mây nhóm, thành nơi đô hội, ban đầu
còn xưng là Độc thôn, sau biệt ra làm xã Đơn Luân, học trò trường này đến
sau có rất nhiều ngừơi thành đạt, làm quan vinh hiển.
Sau khi ông mất, sĩ dân thương tiếc nhớ ơn, bèn nhân nơi nền cũ trường
học mà lập đền thờ Vương, cùng với bà vợ đều xưng thần cả, hễ có cầu đảo
đều được linh ứng. Trải qua các triều gia phong: Bảo Hựu Phò Vận Dực
Thánh Khuông Tế Chánh Thuận Dương Vũ Uy Dũng Hậu Đức Chí Nhân
Đại Vương. Phu Nhân: Gia Hạnh Trinh Thục Từ Huệ Công Chúa.
(Cẩn án: niên hiệu Quang Thiệu nhà tiền Lê về sau, niên hiệu Hoàng
Định nhà Hậu Lê về trước, đông thổ bị binh hỏa luôn luôn, hiện thần tuy
còn mà đời này hưng, đời khác phế, tản mát đi chẳng biết đâu mà xét cho
đúng……)
Hoàng triều Minh Mạng năm thứ hai, ngày hai mươi tháng bảy năm Tân
tỵ, phụng vua Thế tổ Cao Hoàng Đế, cả chấn anh oai, khai bờ mở đất, nên