đến tế, tôn phong chùa ấy là Thượng Đẳng Tối Linh Tự.
Còn chỗ thây cởi bỏ ở trong động, người làng cho là linh dị đem thây bỏ
vào trong lồng phụng sự. Đến niên hiệu Vĩnh Tạc nhà Minh, sứ Minh qua
nứơc ta, đi ngang qua đấy nghe mùi thơm nông nực như trầm hương liền đi
tìm, trông thấy thây nằm trong lồng, diện mạo như ngừơi sống, cho là ngừơi
tiên ảo thoát bèn rứơc về chùa Hương Sơn làm phép hỏa táng, nhưng lửa
cháy không được, trải qua bảy ngày đêm mà vẫn y nguyên không biến;
người Minh không biết làm sao, toan muốn đình bãi.
Đêm mộng thấy một ngừơi bảo rằng:
- Ta trải nhà Lý, nhà Trần đến nay, chân thân không nát kỳ linh diệu pháp
có phải ngẫu nhiên mà được thế đâu. Lòng này như muốn xin linh ứng thì
phải lấy cây ở mộ ta mới chôn mà đốt mới được.
Ngừơi Minh làm y như lời trong mộng, quả thấy hiệu nghiệm, bèn lấy củi
đốt còn lại mà tạc tượng, để vào trong lòng mà thờ bên tả chùa Thiên Phúc.
Đến đời vua Lê Thánh Tông, bà Quang Thục Hoàng Thái Hậu khiến
quan Thái Uý Trinh Quốc đem lễ vật đến trước cầu đảo, bài sớ văn rằng:
“Trẫm nghe Phật vốn từ bi, cũng là chỉ ư chí thiện, ra dạy thánh cho rộng
thêm. Phúc khắp quần sinh, ơn thì bốn biển. Trẫm thọ mệnh Hoàng thiên
giữ lấy nghiệp cả, chỉ lo gánh nặng không kham, sợ nỗi tai ương xảy đến.
Vì vậy, một lòng run sợ chỉ lo cho nước thọ dân an. Nên chỉ thốn niệm kinh
thành, cầu trời sức mạnh. Kính nghe chùa Tiên Tích sẵn có linh ứng người
đều thấy nghe, đặc sai quan Võ vệ, trai thanh đến trước Phạm cung cầu xin
thổ khảo, phỏng chẳng được như Thái Mậu nhà Thương sống hơn trăm tuổi,
thời cũng được như vua Cao Tông nhà Thanh tám mươi chín năm, lại cầu
cho Từ Vy thánh thọ vô cương, dân làng yên ổn làm ăn, thật nhờ ân tứ của
Phật khôn xiết kể”.
Dâng lễ và đọc văn xong, thoắt có điểm phi thạch; Thái Hậu trong lòng
có cảm, kết thành thai nghén sinh ra Hiến Tông Hoàng Đế.