VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 92

Sử chép: Sau khi bình Chiêm về, Phụng Hiểu không muốn tước thưởng,

chỉ nguyện vua cho phép đứng trên núi Băng Sơn, quăng đai đao một cái,
hễ đao cắm đến chỗ nào thì cho làm biệt nghiệp đến đấy. Vua nghe lời,
Vương mới trèo lên chóp núi Băng Sơn, xách dao ném một cái, dao đi xa
hơn mười dặm, cắm vào địa phận làng Đa Mê. Vua liền y cho Vương tha
thuế chước đao. Cho nên châu Ái về sau có ruộng thưởng công, đều gọi là
ruộng chước đao, là do tự Vương làm trước vậy.

Vương tận trung thờ chúa, biết được điều gì là nói hết; đi chinh phạt chỗ

nào cũng thắng địch. Vương được bảy mươi bảy tuổi mới chết; thổ nhân
truy niệm công đức, lập miếu thờ làm Phúc Thần; thôn dân cầu đảo lập tức
thấy linh ứng.

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Đô Thống Vương, năm thứ tư

gia phong hai chữ Khuông Quốc. Năm Hưng Lơn thứ hai mươi mốt, gia
phong hai chữ Tá Thánh, đến nay miếu vũ nguy nga, hương hỏa không dứt.

Tiếm bình

Vương sinh ra đã dĩnh dị, ôm sẵn kỳ tài, sức mạnh hơn người, thấy trong

Sử đã chép tưởng chưa dễ đã có mấy người sánh kịp. Xem cái sức mạnh lúc
tuổi trẻ, lúa gặt ba mẫu mà chỉ gánh một gánh, bữa cơm hai mươi người ăn
mà chỉ ăn một bữa thì cái dị lực của Vương ra làm sao! Nước ta có Lê
Quang Hổ ăn nhiều và sức mạnh, có thể so sánh với Vương như anh em.
Công nghiệp của Vương chép ở sử nhà Lý, thời giỏi hơn Uất Trì Kỉnh
Đức125 vậy.

Vương sinh tiền có điền tứ ở Băng Sơn, đủ nêu lên một sự gặp gỡ không

đời nào có, tha thuế chước đao, mông đội vinh sủng, đến lúc chết thì có
chiếu phong Phúc Thần, dư linh muôn đời bất hủ, miếu mạo trường tồn, tên
tuổi rực rỡ trong tự điển. Kinh thư nói rằng: “Công lớn thưởng lớn”, há
chẳng phải thế ru!

Bây giờ làng Tiên Phong, làng Bạch Hạc thôn dân đều có phụng tự, hoặc

giả thái ấp của Vương đang còn di tích chăng?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.