VIẾT LÊN HY VỌNG - Trang 3

Lời giới thiệu cho bản tiếng Việt

Trong vô vàn những câu danh ngôn về người thầy, có một câu nói rất

nổi tiếng của nhà sư phạm Xô Viết, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Giáo
dục Liên Xô Vasilij Aleksandrovich Sukhomlinskij rằng: “Đối với người

giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có

khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc

nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim

con người.” Dù ở bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ nền giáo dục nào, câu

nói ấy vẫn còn nguyên giá trị.

Vào năm 1994, Erin Gruwell - một giáo viên Ngữ văn mới 23 tuổi và

tràn đầy lý tưởng - về dạy tại trường Trung học Wilson, Long Beach,

California. Như nhiều giáo viên mới ra trường khác, cô phải đương đầu với

một lớp học toàn những học sinh cá biệt, những thành phần “hết thuốc

chữa” và vô cùng “nguy hiểm”. Ban đầu, gần như cả lớp đều tỏ thái độ

chống đối cô bằng những trò quậy phá, đánh nhau trong lớp, trốn tiết…

nhưng cô vẫn không đầu hàng. Cô có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có

thể chiến thắng cả những nghịch cảnh tồi tệ nhất và cô hạ quyết tâm các học
sinh “hết thuốc chữa” của mình phải có được cơ hội giáo dục bình đẳng như

tất cả mọi người.

Một ngày, từ một sự cố trong lớp học, cô vô cùng ngạc nhiên khi phát

hiện ra gần như tất cả học sinh trong lớp đều không hề biết gì về cuộc tàn

sát người Do Thái của Phát xít Đức và các nước cùng phe trong Thế chiến

thứ hai, nhưng dường như chính các em lại đang là nạn nhân của một cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.