VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 1037

mission accomplie, ils vont partir pour la France). Điều này một lần nữa
chứng tỏ thực dân Pháp nhất định biến Bảo Đại thành ra một tín đồ Công
giáo. Và đó là một “mission” (công tác) chính trị mà lễ hôn phối của Công
giáo là một công cụ chính trị mà thôi.
Như vua Bảo Đại đã thú nhận, ông thường liên lạc với Khâm mạng Tòa
thánh La Mã mà không hề một lần nào tiếp xúc với các nhà sư dù mẹ là một
Phật tử thuần thành, dù các vua chúa tiền triều có công dựng chùa đúc
chuông. Vua cha là Khải Định cũng có xây dựng một ngôi chùa ở ngoại
thành để lui tới cầu kinh gõ mõ nhưng Bảo Đại không bao giờ thăm viếng
ngôi chùa này. Đọc chương “Conservateur des Rites” (Bảo tồn nghi lễ) từ
trang 62 đến trang 68 trong cuốn “Le Dragon d’Annam” ta thấy Bảo Đại
hoàn toàn xa lìa đạo Phật. Cũng vì mặc cảm đó, ông đã mượn Khổng giáo
để biện hộ cho tư cách tín đồ Công giáo của mình. (A tel point qu’un moine
catholique d’origine orientale a pu recemment affirmé: “Je suis catholique
parce que confucéen”). Nhưng ông Bảo Đại không lừa được ai vì quan niệm
vũ trụ giữa Khổng giáo và Thiên Chúa giáo hoàn toàn đối nghịch. Thượng
đế của Khổng giáo là sự kết hợp linh khí của Âm Dương, trong lúc Thượng
Đế của Thiên Chúa là một Thần Linh toàn năng ngồi ở đâu đó trên Thiên
đàng và quyết định số mạng của muôn loài muôn vật. (?!)
Bây giờ thì ta biết tại sao ông Bảo Đại không có cảm tình với Phật giáo và
đưa ra những lời lẽ hồ đồ, vô căn cứ, vô trách nhiệm để chỉ trích cuộc đấu
tranh của Phật giáo và sự hy sinh của các tăng sĩ. Và bây giờ ta cũng có thể
hiểu vì sao khi mới giữ chức Quốc trưởng năm 1949, vị đại sứ đầu tiên
được vua Bảo Đại đề cử là Đại sứ Việt Nam bên cạnh Tòa thánh Vatican,
cũng như vì sao vua Bảo Đại đã đồng ý với Phủ Toàn Quyền Pháp cho ra
đời dụ số 10 đặt Phật giáo ngang hàng với các hiệp hội trong khi Công giáo
thì không bị ràng buộc bởi một quy chế nào. Đạo dụ này đã bị Phật giáo lên
án nên đã làm cho Bảo Đại buồn phiền và căm giận.
Lại cho rằng tăng sĩ Phật giáo không có sổ bộ nên không được kiểm soát
đàng hoàng như các linh mục bên Công giáo, Bảo Đại đã không biết gì đến
công cuộc chấn hưng, phát triển, cải tiến của Phật giáo từ năm 1929, đặc
biệt là tại miền Trung từ khi có Tổng Hội Phật giáo. Lại càng không biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.