VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 184

Đánh tan quân Bình Xuyên, Đại tá Dương Văn Minh dẫn đầu đoàn quân đắc
thắng tiến về thủ đô trên con đường Catinat để vào dinh Độc Lập giữa tiếng
hoan hô vang dội của dân chúng. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đứng tại thềm
dinh Độc Lập đón chào người anh hùng chiến thắng Rừng Sát. Ông ôm hôn
Đại tá Dương Văn Minh rồi một nữ sinh choàng vòng hoa cho Đại tá. Mấy
ngày sau, Thủ tướng Diệm vinh thăng Đại tá Minh lên Thiếu tướng, báo chí
Sài Gòn đề cao Dương Văn Minh là “Anh hùng Rừng Sát”. Riêng ông Ngô
Đình Nhu, tuy vui mừng sung sướng thấy kẻ thù bị tiêu diệt, vẫn tỏ ra bất
mãn với báo chí và dư luận khi Dương Văn Minh được đề cao là “anh
hùng
”. Ông Nhu nói với nhiều người, nhất là những người thân tín ở trong
dinh, rằng: “cả nước Việt Nam chỉ có một anh hùng mà thôi, đó là anh hùng
Ngô Đình Diệm
”.
Phải nói rõ rằng từ sau vụ thất bại của tướng Vỹ tại dinh Độc Lập, toàn thể
quân đội đã đứng hẳn về phe ông Diệm và từ đó ông Diệm mới thật sự vững
vàng trên ngôi vị. Robert Shaplen cũng như học giả Douglas Pike đã nói:
Cho đến khi quân đội ủng hộ ông Diệm, (trước đó) ông ta không có cách
gì để thực thi được uy quyền của chính phủ
” (until the Army opted for him,
Diem had no means of enforcing a governmental order).[2]
Tiêu diệt được Bình Xuyên là Thủ tướng Diệm thu đạt thêm được một thắng
lợi to lớn, một thắng lợi quyết định tương lai sắp tới huy hoàng của ông.
Thắng lợi của ông Diệm đối với Bình Xuyên cũng như đối với tướng Hinh,
tướng Vỹ là biểu hiện thắng lợi của ảnh hưởng Mỹ đối với ảnh hưởng Pháp
trong ván bài Đông Dương.
Trong khi Sài Gòn và Rừng Sát đang mịt mù khói lửa thì hội đàm giữa Pháp
và Mỹ diễn ra tại Paris từ ngày 7 đến 12/5/1955. Ngoại trưởng Mỹ, ông
Foster Dulles, đòi hỏi Pháp phải trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam, phải
rút toàn bộ quân viễn chinh Pháp (90.000) về nước. Chương trình Pháp rút
quân về nước gồm 3 giai đoạn: Một: Ngày 20/5/1955, quân đội Pháp phải
bắt đầu rút ra khỏi Sài Gòn-Chợ Lớn, tập trung về Vũng Tàu. Hai: ngày
2/7/1955, quân đội Việt Nam hoàn toàn chấm dứt sự phụ thuộc vào Bộ Tư
lệnh Pháp tại Đông Dương. Ba: ngày 28/4/1956 người lính cuối cùng của
quân đội viễn chinh Pháp vĩnh viễn rời khỏi Việt Nam [3]. Thế là nhờ quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.