VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 193

Mạng Quốc Gia về phía dân sự. Lúc bấy giờ, trong giới trí thức và công
chức tại Nha Trang đã có một số người tin tưởng vào Thủ tướng Diệm và
Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia như các bác sĩ Nguyễn Đình Kình, Đỗ
Cao Minh (hiện ở Pháp), giáo sư Hà Huy Liêm,... tôi bèn mời ông Võ Văn
Trưng, Trưởng ty học chánh, làm Chủ tịch Tỉnh bộ Phong trào ở Khánh Hòa
và Nha Trang. Phong trào phát triển nhanh chóng làm cho ngân quỹ trở nên
dồi dào, do đó mà chẳng mấy chốc trụ sở Tỉnh bộ Phong trào được dựng lên
và mang lại niềm tin cụ thể cho đồng bào, công chức và cán bộ. Đã thế, giáo
sư Hà Huy Liêm (trường trung học Võ Tánh, Nha Trang) và kỹ sư Nguyễn
Mạnh Hoàn (hiện ở California), những ủy viên tuyên nghiên huấn của
phong trào lại là những nhân vật có kinh nghiệm đấu tranh, có tài hùng biện
động viên và kích thích được quần chúng trong các buổi thuyết trình hoặc
biểu tình, nên khí thế của Phong trào mỗi ngày càng một tăng, tổ chức của
Phong trào một ngày càng trưởng thành trên cả hai mặt lượng lẫn phẩm. Tôi
có thể nói mà không ngại ngùng rằng ngoại trừ thời Việt Minh mới cướp
chính quyền năm 1945, chưa khi nào tỉnh Khánh Hòa và thị xã Nha Trang
có một phong trào chính trị bừng bừng lửa cách mạng như thời 1955, 1956,
dưới ngọn cờ của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia do tôi lãnh đạo tại miền
thùy dương cát trắng, dù nơi đó dân chúng vốn hiền hòa và không hiếu
động. Một vài kỷ niệm mà tôi nhắc lại sau đây tuy chỉ có tính cách địa
phương, không gây được những chấn động to lớn, nhưng quả thật đã là
những chứng tích cách mạng của một phong trào nhân dân mà động cơ thúc
đẩy lớn lao và duy nhất là tình cảm giải phóng sau những năm dài áp bức.
Những kỷ niệm đó bây giờ chỉ là những vang bóng của một thời xa xưa
nhưng chắc chắn vẫn còn là những âm vang rộn ràng trong lòng những
chiến hữu của tôi hiện còn sống nơi hải ngoại hay kẹt lại trong nước, mà tôi
vẫn luôn ghi nhớ rằng không có họ thì không thể có được cao trào cách
mạng đó.
Nào là lúc vận động quần chúng tấn công đơn vị Tây Đen Sénégalais ở
Colona, khiến Pháp đặt toàn căn cứ trong tình trạng báo động tác chiến và
dùng xe cứu hỏa và quân khuyển để phản công lại khiến một số học sinh bị
thương. Nào là lúc bao vây Trụ sở Ủy Hội Quốc Tế để cuối cùng huy động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.