có liên lạc công khai hay bí mật nào không, nhưng có một điều chắc chắn là
ông bà Ngô Đình Nhu (vốn ở đường Hoa Hồng tại Đà Lạt) vẫn giao du với
Quốc trưởng, đặc biệt là bà Nhu, mỗi tuần ba bốn lần, có khi cả ban đêm,
thường đến Biệt điện số Một, nơi Quốc trưởng trú ngụ, để dạy Quốc trưởng
đàn dương cầm. Việc này thì nhân viên văn phòng đức Quốc trưởng và ngự
lâm quân không mấy ai không biết.
Môi trường và các thế lực chính trị lúc bấy giờ tại Việt Nam quả thật không
thuận lợi cho những nỗ lực hoạt động của ông Diệm. Ngoài kẻ thù Cộng
Sản đang điều động kháng chiến, các lực lượng chống Cộng khác như chính
quyền Pháp thì không tin tưởng ở ông, chính phủ Việt Nam mà thể hiện rõ
ràng là thành phần lãnh đạo thì chống ông, các đảng phái và giáo phái thì
nghi ngờ ông, đại đa số giáo dân và giám mục Lê Hữu Từ cũng không đặt
kỳ vọng hay dành thiện cảm cho ông. Triển vọng của ông Diệm để xây
dựng một thế đứng chính trị thoát dậy từ một trạng huống như vậy để tiến
lên áp lực vua Bảo Đại hầu được ủy nhiệm làm Thủ tướng nắm chính
quyền, tỏ ra rất mong manh, nếu không muốn nói là vô vọng.
Lượng giá đúng như vậy cho nên lối thoát còn lại cho ông Diệm để khai
thông bế tắc sự nghiệp chính trị của đời mình là nương dựa vào ngoại lực để
áp đảo và san định tình hình trong nước. Đối với ông Diệm, phương thức
này không phải là mới mẻ. Thời đô hộ, ông dựa vào Hội Truyền giáo và
thực dân Pháp để làm quan; thời Nhật chiếm đóng, ông dựa vào người Nhật
để hoạt động, cho nên bây giờ, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh Pháp–
Việt, với một chính thể quốc trưởng Bảo Đại không thuận lợi cho ông, ông
bèn, dĩ nhiên, tìm một thế lực quốc tế khác để nhờ cậy. Cuối năm 1950, ông
xuất ngoại mãi cho đến năm 1954, nhờ thế lực của Tòa Thánh La Mã, của
Hồng Y Spellman, của phong trào Cộng Hòa Bình Dân Thiên Chúa giáo
Pháp (MRP), và đặc biệt là nhờ Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Pháp
cùng Bảo Đại, và cũng nhờ vận động ngầm của Nam Phương Hoàng Hậu,
cuối cùng ông Diệm đã được Quốc trưởng chỉ định làm Thủ tướng.
Bác sĩ Phan Huy Quát, nguyên Bộ trưởng trong nội các của ông Bửu Lộc,
đã cho tôi biết rằng sau ngày Nội các Bửu Lộc họp lần chót ở lâu đài
Thorence dưới quyền chủ tọa của Quốc trưởng Bảo Đại, nhiều vị Bộ trưởng