đã tỏ ra bất mãn về việc đề cử ông Diệm làm Thủ tướng, nhưng vua Bảo
Đại đã gạt đi:
“Tôi là Việt gian của Pháp, Ngô Đình Diệm là Việt gian của Mỹ. Nay thời
của Pháp đã hết mà Mỹ thì đang lăm le nhảy vào Việt Nam, tại sao ta lại
không giao chánh quyền cho Ngô Đình Diệm để nhờ Mỹ bảo vệ Việt Nam”.
Đó là lời nói chí tình tha thiết muốn bảo vệ quê hưong trước một tình thế
khó khăn của một Bảo Đại không hẹp hòi và cố chấp, mà ngược lại, lại có
tinh thần trách nhiệm của một cấp lãnh đạo quốc gia. Vua Bảo Đại trao trọn
quyền hành chánh và quân sự cho ông Ngô Đình Diệm mà chỉ đổi lấy một
lời thề, lời thề trước Chúa, phải bảo vệ quê hương. Lời thề này cũng hàm ý
phải trung thành với Quốc trưởng, vì trước ông Diệm cũng đã có 5 vị thủ
tướng nhưng không có một vị nào bị vua Bảo Đại bắt thề trước khi nhận
chức vụ và quyền hành cả (ngoại trừ lễ trình diện chính phủ).
Sau lời thề “tận trung báo quốc” năm 1954 đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm
lên đường về nước để lèo lái con thuyền quốc gia trước cơn sóng gió, trong
lúc Quốc trưởng Bảo Đại còn ở lại Pháp để theo dõi cuộc Hội đàm Genève
định đoạt số phận đất nước và tranh đấu quyết liệt với Pháp để giành lại trọn
vẹn chủ quyền quốc gia [37].
Như vậy, sau 6 năm trời xa lánh Quốc trưởng mà trong đó có hơn 4 năm “lê
gót nơi quê người”, 6 năm xa lánh trong tư thế đối lập với cá nhân vị Quốc
trưởng chứ không phải với chế độ của Quốc trưởng, cuối cùng ông Diệm lại
quay về để nhận chức Thủ Tướng do chính Quốc trưởng bổ nhiệm. Dù sự
bổ nhiệm đó có dưới áp lực của Mỹ thì nó cũng mang cùng bản chất với
những bổ nhiệm dưới áp lực của Pháp của ba vị thủ tướng tiền nhiệm là các
ông Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm. Với tư cách Thủ
tướng, ông Diệm đã ký tất cả các văn kiện chính thức dưới dòng chữ “Thừa
lệnh Đức Quốc Trưởng”, ông đã đứng dưới ngọn cờ vàng ba sọc đỏ do vua
Bảo Đại khai sinh để chống Cộng Sản, ông cũng đã trông cậy hoàn toàn vào
quân đội quốc gia của vua Bảo Đại, lực lượng mà ông từng chê bai là “lính
đánh thuê cho Pháp”, để dẹp Bình Xuyên và các giáo phái hầu xây dựng và
củng cố quyền lực lẫn địa vị cho ông.
Tuy nhiên, cuộc tái hợp giữa Cựu Hoàng và vị cựu thần nhà Nguyễn chỉ là