VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 384

ninh nhất của Long An đã làm cho dư luận báo chí quốc tế chỉ trích).
Năm 1959, để giải tỏa áp lực chính trị của Hoa Kỳ đòi hỏi phải thực thi dân
chủ, để đối phó với những mỉa mai của quần chúng tại thôn quê và nhất là
(theo giáo sư Buttinger) vì chủ quan tin rằng mình đã kiểm soát được quần
chúng tại thủ đô, anh em ông Diệm quyết định trình diễn một màn ngoạn
mục bằng cách cho phép hai nhân vật Phan Khắc Sửu và Phan Quang Đán
ra tranh cử tại Sài Gòn.
Và mặc dù chính quyền đã sử dụng những thủ đoạn gian lận như di chuyển
đơn vị quân đội về để bỏ phiếu, tráo thùng phiếu… hai ông Sửu và Đán vẫn
đắc cử vẻ vang, dẫn đầu tất cả ứng cử viên của chính quyền tại đô thành Sài
Gòn - Chợ Lớn. Riêng ông Đán thì đắc cử với 36.106 phiếu (63% tổng số)
của quận Nhất, đơn vị có dinh Độc Lập tọa lạc. Thắng lợi của hai ông Đán,
Sửu biến sự sững sờ của anh em ông Diệm thành ra cơn phẫn nộ, sững sờ vì
không ngờ quần chúng lại tín nhiệm kẻ đối lập của mình và phẫn nộ vì thấy
kẻ thù đắc thắng ngay tại thủ đô, nên họ liền ra lệnh cho Ủy Ban Hợp Thức
Hóa cuộc bầu cử tuyên bố hai ông Sửu và Đán là bất hợp lệ.
Sự kiện chỉ có hai người đối lập trong một quốc hội gồm đến 123 Dân biểu
mà anh em ông Diệm vẫn không chấp nhận chứng tỏ nhà Ngô muốn duy trì
một nền độc tài tuyệt đối như thế nào, và cũng chứng tỏ họ đã xem thường
những nguyên tắc dân chủ cơ bản đến độ nào! Hai nhân vật (Sửu và Đán)
được nhân dân tín nhiệm dồn phiếu cho thì lại bất hợp lệ, hai nhân vật (vợ
chồng Nhu) không hề tiếp xúc với nhân dân thì lại đắc cử với 98% số phiếu.
Chua xót và mỉa mai thay cho danh từ Nhân Vị và Cộng Hòa.
Thật ra hai ông Phan Khắc Sửu và Phan Quang Đán không phải là người xa
lạ đối với anh em ông Diệm, lại càng không xa lạ chút nào đối với hàng ngũ
những người quốc gia tranh đấu cho dân tộc. Ông Phan Khắc Sửu là một
nhân vật Cao Đài, đạo đức cao, tinh thần cách mạng cao mà dân miền Nam
coi như là một nhân sĩ khả kính. Ông Sửu đã từng được ông Diệm mời giữ
chức Bộ trưởng Canh Nông đầu tiên khi ông Diệm còn là Thủ tướng.
Còn ông Đán thì đã từng gặp gỡ ông Diệm thời 1947, 1948 khi cả hai đến
Hồng Kông để cùng với Cựu Hoàng Bảo Đại thảo luận tìm giải pháp quốc
gia giành độc lập cho nước nhà và để có chính nghĩa chống lại Việt Minh và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.