VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 383

Huế để xin sự thông cảm của cha Thục, cậu Cẩn. Những ai đã được lọt vào
bản danh sách chung quyết là được coi như đã đắc cử Dân biểu rồi, chỉ còn
đợi trò “Sơn Đông Mãi Võ” diễn ra khắp nơi để hợp thức hóa địa vị của họ
nữa là nghênh ngang đi vào tòa nhà hát lớn với tư cách của một nhà Lập
Pháp dân cử để làm tròn nhiệm vụ Dân biểu gia nô. Nhưng có nhiều trường
hợp khi Nhu với Cẩn bất đồng ý kiến về một ứng cử viên nào đó thì tai họa
sẽ đến cho ứng cử viên kia: ông ta sẽ là cái gai của Nhu nếu ông ta là người
của Cẩn hay ngược lại, để rồi không sớm thì muộn bị kẻ thù của chủ mình
trù yểm, đọa đày. Nói rõ ra, Dân biểu dưới chế độ Diệm là Dân biểu được
bổ chứ không phải Dân biểu được bầu.
Từ ngày chế độ Diệm ra đời, nhiệm kỳ quốc hội nào cũng phải dành hai đơn
vị cho vợ chồng Ngô Đình Nhu, chồng thì ứng cử ở Khánh Hòa trong lúc vợ
ứng cử ở Long An. Như một cặp vợ chồng nhà giàu luôn luôn đặt sẵn hai vé
ở một rạp hát diễn tuồng họ thích, nhưng dân chúng hai tỉnh đó quả thật
chưa bao giờ thấy mặt mũi người đại diện của mình, chưa bao giờ thấy ứng
cử viên đến đơn vị để vận động tranh cử, nhưng kết quả vẫn luôn luôn là
trên 98%. Tất cả tài liệu nói về các cuộc bầu cử dưới chế độ Diệm đều
chứng minh điều đó. Về trường hợp bà Dân biểu Ngô Đình Nhu, Đại tá
Nguyễn Chánh Thi, nguyên Tư lệnh Nhảy Dù, đã có nhận xét rõ rệt khi ông
ta phải gặp vị Tư lệnh Quân Khu Thủ đô là Trung tướng Thái Quang Hoàng
để trình bày về trường hợp ông ta bị chế độ nghi ngờ:
“Nhưng Trung tướng nghĩ sao về hiện tình đất nước của chúng ta, về sự bất
lực của chính phủ và nhất là về hành động bạo ngược của mụ Nhu. Miệng
tuyên bố vì dân vì nước, mà trong bụng chứa toàn âm mưu phản dân hại
nước. Người ta (ý ông muốn nói đến hai ông Phan Khắc Sửu và Phan
Quang Đán) được dân bầu, mình lại dùng thủ đoạn gian manh để gạt ra rồi
đem bọn tôi tớ khốn kiếp vào trong quốc hội. Và ngay cả chính mụ Nhu
nữa, mụ đại diện cho ai? Dân Đức Hòa, Đức Huệ có ai biết mặt mụ đâu, có
ai ưa mụ đâu?”[10].
(Xin lưu ý rằng, khi có cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai ngày 20 – 8 năm 1959 mà
Đại tá Thi đề cập đến là lúc mà tình hình tại tỉnh Long An đã mất an ninh
rồi, vì thế việc bà Nhu trúng cử 98% tại Đức Hòa, Đức Huệ, vùng mất an

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.