Đồng Quân Nhân Cách Mạng “đã bắn chết cái lố bịch trong dinh Gia Long”
(tức anh em ông Diệm–Nhu) đã phải ngậm ngùi mà “ghê tởm cho mình” khi
nhìn lại công trình viết lách gần chục năm trời [8].
Bà Bút Trà thì thanh minh rằng mình “luôn luôn bị áp bức, bị khủng bố.
Hàng ngày phải chịu trăm điều tủi nhục, bị bắt buộc phải viết những dòng
chữ ngược lại lòng mình để hoan hô những cái điêu ngoa, xảo trá, tàn ác,
bất nhân” [9].
Sau Cách Mạng 1–11–1963, như những kẻ bị giam cầm kềm kẹp trong bóng
tối bỗng được nhìn ánh bình minh, nhiều nhà văn nhà báo công khai tự kiểm
trên mặt báo cũng như nhiều cây bút quay ra tố cáo lẫn nhau là tay sai của
chế độ. Những sự kiện đó đã đủ nói lên chính sách đàn áp tự do ngôn luận,
tự do tư tưởng của nhà Ngô suốt 8, 9 năm trời.
Riêng nhà văn kiêm nhà báo Doãn Quốc Sỹ, người mà uy vũ bất năng
khuất, người mà những tác phẩm đầy ắp tình dân tộc và lửa cách mạng và
đã được tổ chức Ân Xá Quốc Tế bảo trợ như một tù nhân lương tâm vào
năm 1978, lúc mới di cư vào Nam đã bày tỏ thái độ tin tưởng vào chế độ
Ngô Đình Diệm để xây dựng một miền Nam vững mạnh nhờ dân chủ và tự
do, thì chỉ mấy năm sau đã thất vọng đau đớn và bất mãn cùng cực với chế
độ. Vốn người bất khuất và có liêm sỉ, ông công khai chỉ trích chế độ nên
đang dạy học ở Sài Gòn thì bị thuyên chuyển về Kiên Giang.
Không phải chỉ trong những năm đầu tiên sau 1954 mà suốt 9 năm dưới chế
độ Diệm, thành phần văn nghệ sĩ của nước ta đã là thành phần trong sáng,
cương trực và tràn đầy sinh lực dân tộc. Nhất là thành phần văn nghệ sĩ đã
từng kinh qua cuộc chiến Pháp–Việt và đang mang hoài bão xây dựng miền
Nam thành một tụ điểm phát xuất lý tưởng dân tộc cách mạng để giải phóng
đất Bắc và thống nhất quê hương. Nhưng chế độ Diệm, và đặc biệt ông Ngô
Đình Nhu, sợ rằng sức mạnh của một quần chúng dân chủ và tự do có thể
làm suy giảm uy quyền và danh vọng của mình, đã khống chế óc sáng tạo,
niềm tin tưởng, quyết tâm đóng góp và quyền yêu nước của giới này. Đã
thế, chế độ ông Diệm, và đặc biệt ông Nhu, lại tạo ra những khuôn thước và
nề nếp để bắt nhốt sinh hoạt văn hóa giáo dục trong một cấp độ mà khả
năng sáng tạo chỉ còn đồng nghĩa với khả năng phục vụ cho chế độ. Hệ quả