bố đầu Xuân Canh Tý, ông bắt đầu chống đối chế độ một cách quyết liệt.
Sau này dưới bút hiệu Chu Bằng Lĩnh, ông viết lại trên nhật báo Thách Đố
một loạt bài nghiên cứu và phê phán đảng Cần Lao dưới chế độ Diệm. Loạt
bài trở thành một chứng tích quý giá và đã được nhiều nhà nghiên cứu tán
thưởng nên ông cho in thành sách với tựa đề Cần Lao Cách Mạng Đảng
(giấy phép xuất bản số 4114/BTT/PHNT ngày 31–8–1971). Nhưng khi in
xong và sắp phát hành thì một số phần tử Cần Lao đã tìm gặp tác giả đòi
mua hết số sách đã in kèm thêm với lời hăm dọa là nếu không bán thì sẽ bị
thủ tiêu, ký giả Mặc Thu đành chịu nhượng bộ.
Vì vậy tác phẩm nghiên cứu Đảng Cần Lao đã không được phổ biến tại Việt
Nam, và cũng vì vậy mà những người biết chuyện này khám phá thêm được
nỗi lo sợ của những cựu đảng viên Cần Lao nếu sự thật về đảng này lại
được lột trần thêm cho hậu thế phê phán. Tuy nhiên cơ quan văn hóa Mỹ tại
Sài Gòn cũng đã kịp thời mua được một số sách từ chính tác giả nên hiện
nay tác phẩm này, từ năm 1977, đã được phóng ảnh và phổ biến tại hải
ngoại (Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ hiện còn giữ 5 cuốn trong thư mục).
Tiếc rằng hồi còn gặp nhau tại Sài Gòn, tôi đã quên không hỏi ký giả Mặc
Thu tên tuổi những phần tử nào đã mua toàn bộ mấy ngàn cuốn sách của
ông, tuy nhiên tôi nghĩ rằng tác giả cũng đã cho một số bạn bè và bà con
thân thích biết những danh tính này để đề phòng trường hợp bị hành hung
thì sẽ đưa ra công lý và công luận.
Ngoài báo chí do những ký giả lấy công tâm chức nghiệp và lý tưởng tự do
làm vũ khí đấu tranh ra, giới nhà văn nhà báo cũng là đối tượng cần phải
khống chế của chính sách độc tài của chế độ Ngô Đình Diệm.
Trong một buổi hội thảo tại Hội Bút Việt, ông Lê Văn Siêu đã phải cho nổ
bùng lên tiếng súng báo động: “Về sách và báo chí thì hồi tiền chiến dưới
thời Pháp thuộc, văn nhân ký giả còn được hưởng nhiều tự do dân chủ hơn
dưới chính thể Cộng Hòa ngày nay…”
Sau Cách Mạng 1–11–1963, nhiều nhà văn nhà báo chân thành đưa ra
những lời phản tỉnh, chẳng hạn như ông Nguyễn Vỹ, chủ nhiệm bán nguyệt
san Phổ Thông hay bà Bút Trà, chủ nhiệm nhật báo Sàigòn Mới.
Ông Nguyễn Vỹ sau khi viết những dòng cảm ơn các tướng lãnh trong Hội