nghiệp). Vì lý do đó cho nên vấn đề ly dị chưa phải là vấn đề trầm trọng của
xã hội Việt Nam mà bỗng nhiên được đưa ra để cấm ly dị…
Chỉ cần nghiên cứu qua loa về đạo luật gia đình của bà Nhu cũng thấy
những điều quan trọng đước chú ý đặc biệt là điều 55 đến 70, những điều
nói về cấm ly dị, và những điều 45 đến 54 là điều bảo vệ tài sản chung cho
hai vợ chồng đã ly dị, toàn là những điều liên hệ với trường hợp của ông
Nguyễn Hữu Châu. Còn lại những điều khác chỉ là điều thừa, chỉ để giải
quyết một số vấn đề xã hội mà buồn cười thay nó lại không xảy ra tại xã hội
Việt Nam, hoặc chỉ dùng làm bình phong che đậy những mục đích chính, ví
dụ nói về tục đa thê là một tập tục cổ truyền của xã hội Khổng–Nho nó đã
quá quen thuộc với người Việt Nam, không còn là một tệ trạng của xã hội
Việt Nam nữa [14].
Ngoài ông Nguyễn Thái ra, tất cả những ai biết rõ hoàn cảnh ông Nguyễn
Hữu Châu cũng đều biết Luật Gia Đình của bà Nhu chủ yếu nhằm cản trở
ông ta ly dị người vợ hư thân mất nết và để bảo đảm một tài sản to lớn cho
người chị ruột của bà Nhu. Ký giả Stanley Karnow cũng như ông Trần Văn
Đôn, bạn thân của bà Nhu, cũng đều đã xác nhận như thế.
Theo ông Phan Xứng, một thời đã là cán bộ trung kiên của ông Diệm, từng
làm thầu khoán tại Đà Lạt và đã đóng góp ủng hộ tài chánh cho ông Ngô
Đình Thục và vợ chồng ông Ngô Đình Nhu, thì bà Trần Thị Lệ Chi từ lâu đã
sống chung với một người Pháp tên là Ogery vốn là chủ nhân một garage tại
Đà Lạt. Dân chúng Đà Lạt đã hết lời nguyền rủa người đàn bà lăng loàn đó,
thế mà bà Nhu lại lạm dụng quyền hành, bất chấp đạo lý nhân tình, bất chấp
dư luận quần chúng, xuống tay làm luật gia đình mong hại người anh rể, hại
kẻ hiền tài.
Riêng ông Nguyễn Hữu Châu, vì biết rằng người em vợ độc ác nham hiểm
đưa Luật Gia Đình ra là cốt để không cho mình ly dị, vì biết rằng người em
đồng hao là ông Ngô Đình Nhu đã phản bội, vì biết rằng mình đã bị Tổng
thống Diệm phụ phàng, cho nên nếu ở lại quê nhà thì thế nào cũng bị hãm
hại, tánh mạng cũng sẽ khó an toàn mà gia tài sự nghiệp có thể bị tịch thu,
cho nên ngày 5–5–1958, ông đành phải xin từ chức Bộ trưởng rồi bí mật
vượt đường bộ trốn sang Cao Miên để sang Pháp tị nạn. Bỏ lại sau lưng quê