lẽ vì nghe tầng dưới ồn ào tiếng đàn bà, bà Nhu lại trở xuống “sân khấu”,
thế là một màn đấu khẩu xảy ra giữa hai mệnh phụ mà cổ nhân thường gọi
là thứ “phụ nhân nan hóa”, thứ đàn bà “dễ có mấy tay”. Tôi không còn nhớ
nguyên văn lời bà Nhu nạt bà Hoàng, nhưng đại ý là tại sao lại dám huyên
náo trong dinh. Bà Hoàng bèn xông tới trước mặt bà Nhu mà hỏi “Nếu
chồng bà bị bắt như chồng tôi thì bà có lo hoảng lên không?”, bà Hoàng còn
nói tiếp “Nếu chồng tôi có mệnh hệ gì thì tôi làm loạn lên cho bà xem”. Bà
Nhu không ngờ lại gặp phải địch thủ không vừa nên lại bỏ lên lầu, vừa đi
miệng lại vừa lẩm bẩm những gì không ai nghe rõ, nhưng chắc là đang tính
kế trừng trị những kẻ thuộc cấp đã dám coi thường bà.
Tướng Thái Quang Hoàng thời còn là Thiếu tá (1954) đã có công đầu lập
chiến khu Đông ở Phan Rang để chống tướng Nguyễn văn Hinh ủng hộ Thủ
tướng Ngô Đình Diệm nên được nhà Ngô coi như “Khai quốc công thần”.
Tướng Hoàng liên tiếp chỉ huy Quân khu I, Quân khu II, rồi Quân khu Thủ
đô với nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ thành trì Tổng thống Diệm. Chẳng may
Nhảy dù “làm loạn”, địa vị ông Diệm cơ hồ lung lay, lại thêm bà vợ mắng
nhiếc bà Nhu cho nên sau khi đô thành yên cơn bão tố, tướng Hoàng bị thất
sủng, bị đổi lên Đà Lạt giữ chức vụ chỉ huy trưởng Trường Đại học quân sự,
một chức vụ ngồi chơi xơi nước cho đến ngày chế độ Diệm suy vong.
Tướng Thái Quang Hoàng là người ít nói nhưng khí phách và can trường.
Ông có một đức tính hiếm hoi là không bao giờ nói xấu ai với cấp trên. Thái
độ quân tử nhiều khi vô lý của Thái Quang Hoàng đã làm cho tướng Lê văn
Tỵ phải bực mình...
Tôi quen biết Thái Quang Hoàng từ ngày chúng tôi còn là Đại úy, Hoàng
làm trưởng phòng Ba, tôi làm tham mưu phó cho Việt binh đoàn. Lúc bấy
giờ tôi đã cảm phục Hoàng rồi và trở nên đôi bạn tương đắc vì ông ta dám sỉ
vả một Trung tá người Pháp đang giữ chức trưởng phái bộ quân sự, cố vấn
cho Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ. Khi hay tin ông Diệm được Quốc trưởng
Bảo Đại cử làm Thủ tướng, tôi đang học lớp trung đoàn trưởng ở Hà Nội,
biết ông Diệm sẽ gặp nhiều khó khăn với tướng Hinh nên tôi đã gửi thư về
Phan Rang cho Hoàng yêu cầu ủng hộ ông Diệm. Hoàng trả lời cho tôi:
“Sẵn sàng”. Sau này, khi ông Diệm bị tướng Nguyễn văn Hinh chống đối,