xác chết của quân dân để vinh thân phì gia, cái tội tiêu hủy một số tư bản
lớn của quốc gia để đầu tư ở ngoại quốc trong lúc quân dân nghèo đói, chết
chóc mới thật là trọng tội vì tính cách lừa đảo đồng bào của nó.
Thật vậy, trong lúc họ Ngô hô hào chống Cộng, hô hào nhân dân hy sinh
xương máu thì chính họ lại soạn sửa chuẩn bị cho một cuộc ra đi để sống đế
vương nơi xứ người. Vấn đề không chỉ ngừng lại ở đó mà còn đặt thêm câu
hỏi tại sao ông Ngô Đình Nhu không gởi tiền và tạo dựng tài sản ở Hoa Kỳ
mà lại cất giấu tại Pháp và Âu Châu?
Năm 1963, tôi mới hiểu được thủ đoạn của vợ chồng Ngô Đình Nhu về vấn
đề này nhờ ông Nhu quay lại thân thiện với người Pháp, những kẻ mà một
thời Nhu coi là thù địch nguy hiểm nhất. Sự kiện mà tôi sẽ nói rõ ở một
chương sau.
Phê phán nền tham nhũng của vợ chồng Ngô Đình Nhu, ông Huỳnh Sanh
Thông, một trí thức Việt Nam vì không chịu đựng nổi chế độ độc tài Ngô
Đình Diệm đành phải bỏ nước ra đi và hiện làm việc tại Đại học Yale, đã
viết rằng:
“Điều mỉa mai là tại miền Nam Việt Nam, dưới chế độ của một ông Tổng
thống ghét đàn bà, ông ta lại phong cho một phụ nữ có quyền hạn tuyệt đối!
Bà Ngô Đình Nhu, em dâu của Ngô Tổng thống, Đệ nhất Phu nhân. Cả hai
vợ chồng Ngô Đình Nhu đều là cố vấn chính trị và chiến lược, bà ta nắm
trọn quyền kinh tế quốc gia trong tay, bà ta là người được coi như là trung
tâm của những vụ tham nhũng kinh khủng nhất”[19].
Làm giàu không phải là một cái tội, nếu không muốn nói là những hoạt
động kinh doanh hữu ích để làm phát triển kinh tế nước nhà, mà còn đáng
được khuyến khích. Nhưng trường hợp của ông Ngô Đình Nhu là làm giàu
một cách bất hợp pháp, làm giàu bằng cách lợi dụng quyền thế lãnh đạo của
mình, và làm giàu cho riêng mình, mà không đóng góp gì cho nền ngoại
thương quốc gia thì quả thật là chồng chất ba lần tội lỗi. Những hệ quả của
hành động nhũng lạm này không phải chỉ về mặt kinh tế mà thôi mà còn về
cả mặt chính trị nữa vì ông Ngô Đình Nhu đang hành xử như nhân vật số
hai của chế độ, đang đốc thúc toàn dân hy sinh kham khổ cho một cuộc
“cách mạng xã hội cần lao”. Ngôn ngữ và chủ trương thì một đàng, hành