VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 64

vốn quá tự do tân thời, tự thấy bị tù túng mà lại còn phải ganh đua giữa một
kinh kỳ có nhiều mệnh phụ quý phái.
Cuối năm 1943, những hệ quả chính trị và kinh tế của đệ nhị thế chiến thật
sự ảnh hưởng đến hoạt động và đời sống hàng ngày của những người như
tôi. Giá sinh hoạt leo thang vùn vụt, đồng bạc Đông Dương bị mất giá thảm
hại, gạo từ 25 xu lên đến một đồng một ký khiến lương hàng tháng 40 đồng
của một quân nhân trung cấp như tôi quả thật không đủ cho tiểu gia đình tôi
đủ sống. Vì vậy, và cũng vì không muốn vướng bận thê nhi trong hoạt động
đấu tranh của mình, tôi đã phải bùi ngùi quyết định cho vợ tôi và hai đứa
con trai nhỏ về quê sống với bên ngoại. Về quê, tuy đời sống thanh đạm và
thiếu thốn hơn, tuy có phải tảo tần cực khổ một nắng hai sương nhưng ít ra
vợ con tôi còn có một mảnh vườn để trồng rau cỏ, một hồ nước có tôm cá,
một rừng tràm có củi nứa và nhất là có bà con thân thuộc để có thể đắp đổi
sống qua ngày. Buổi biệt ly, nhìn chiếc xe đò cũ kỹ chập chùng đưa vợ con
về cố quận thân thương, người cán bộ 26 tuổi đời như tôi không khỏi có một
chút xao xuyến xót xa. Được biết quyết định đó của tôi, ông Diệm hân hoan
lắm và khen tôi làm cách mạng thì phải biết hy sinh cá nhân, phải biết thoát
ly gia đình để có nhiều thì giờ và năng lực cống hiến cho đại cuộc.
Đại cuộc đó, hay nói đúng ra là những vận động chính trị của nhóm ông
Diệm trong khuôn khổ cuộc tranh chấp ảnh hưởng giữa Nhật và Pháp tại
Việt Nam, vẫn tiếp tục thăng trầm theo nhịp độ thắng hay bại của phía
người Nhật. Quân đội Nhật Bản, chiến thắng oanh liệt trong những năm đầu
của thế chiến, từ cuối năm 1943 trở đi, đã trở về thế phòng ngự thụ động.
Và tại các mặt trận lớn ở Ấn Độ, Miến Điện, Nam Dương... quân Nhật hứng
chịu những thất bại quân sự nặng nề đến nỗi phải rút lui ra khỏi những quốc
gia bị chiếm đóng... Đầu xuân năm 1944, chuyện phải đến đã đến, mật thám
Pháp và Thượng thư Phạm Quỳnh tổ chức vây bắt ông Diệm mà nếu không
nhờ Hiến binh Nhật, với khả năng tình báo của sở gián điệp Kempeitai, kịp
thời can thiệp để cứu thoát trong đường tơ kẽ tóc thì có lẽ sinh mạng và
chính tổ chức của ông Diệm đã không còn.
Nguyên tổ chức có một đồng chí tên là Khang làm thư ký ở sở Bưu điện
Huế, đêm đó trực ở phòng điện tín đến khuya mà vẫn còn thấy viên trưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.