VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 718

Nam Việt Nam đã không được khối đông đảo “phi liên kết” hậu thuẫn, mà
lại còn bị các nước Bắc Âu tẩy chay.
Đau đớn nhìn lại lịch sử, nếu miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève
1954 biết chọn con đường trung lập như khát vọng của Phật giáo, thì biết
đâu tháng tư 1975 đã không xảy ra để rồi khi mất nước vào tay Cộng sản,
lưu vong nơi xứ người, nhiều chính khách, lãnh tụ, tướng tá, trí thức, cả già
lẫn trẻ mong cầu Việt Nam sau khi được giải thoát khỏi chế độ Cộng sản sẽ
là một quốc gia trung lập.

Trở lại với cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1963, một cuộc đấu tranh có tính
cách nhân dân mà Việt Cộng đang tìm cách tranh giành ảnh hưởng, cấp lãnh
đạo Phật giáo đã phải làm sáng tỏ lập trường của mình, một mặt để tránh
tình trạng lợi dụng của Việt Cộng, mặt khác để tránh sự xuyên tạc của chính
quyền.
Trước hết là lập trường của Thượng tọa Thích Hộ Giác, một chức sắc cao
cấp của Giáo hội. Ký giả Jerrold Schecter trong tác phẩm New Face of
Buddha
kể lại rằng:
Thượng Tọa Hộ Giác nguyên là con trai của một thương gia giàu có tại
miền Nam, ông ta lên Phnom Penh sống với thân phụ. Mới sáu tuổi ông đã
vào chùa tu học, đến năm 1958, ông trở thành một tăng sĩ. Trở về Việt Nam
và chu du khắp vùng Phật giáo nguyên thủy (Therevada) gần biên giới Việt-
Miên để hô hào lôi kéo Phật tử ủng hộ Chính phủ Ngô Đình Diệm. Nhưng
đến năm 1963, khi biến cố Phật giáo xảy ra, ông ta theo phong trào tranh
đấu để chống lại chế độ Ngô Đình Diệm. Ông ta đã hết sức bất mãn vì
những lời xuyên tạc Phật giáo là Cộng sản hay cho rằng Phật giáo đã giúp
đỡ Cộng sản. Ông ta đã nói: “Tây phương và Hoa Kỳ không hiểu gì về Phật
giáo cả vì thế mới nẩy ra tâm lý chủ bại tại Việt Nam. Người Hoa Kỳ đã
nghĩ rằng Phật giáo thân Cộng sản, giúp đỡ cho Cộng sản. Trái lại Phật giáo
đã đổ ra không biết bao xương máu mà vẫn bị Chính phủ phản bội. Nên nhớ
rằng 80% binh sĩ trong quân đội đều theo đạo Phật và nếu người Mỹ muốn
có mặt tại miền Nam, họ phải chấp nhận Phật giáo là chủ lực căn bản tại xứ
này. Họ phải thành thực giúp đỡ cho Phật giáo”. Thượng Tọa Hộ Giác còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.