nghị Bandung:
Ngày 1 tháng 2 năm 1955, Thủ tướng Nam Dương nhân danh khối
Colombo, đại diện Miến Điện, Tích Lan (Phật giáo), Ấn Độ (Ấn Độ giáo),
Hồi Quốc (Hồi Quốc và Nam Dương đều theo Hồi giáo) mời một số quốc
gia trong đó có cả miền Nam Việt Nam (mà không có Cộng sản Hà Nội)
tham dự, mở màn cho việc thành lập “Khối Các Quốc gia Phi Liên Kết”,
trung lập trong cuộc tranh chấp giữa Cộng sản và Tư bản. Đây là một nỗ lực
nhằm tạo đoàn kết cho các quốc gia đệ tam (“chậm tiến”) thành một sức
mạnh quốc tế để phá vỡ cái trật tự của gọng kềm “lưỡng cực Cộng sản, Tư
bản” do Nga Xô và Hoa Kỳ áp đặt. Sự thành hình của nó là kết quả những
vận động khó khăn kiên nhẫn của những chiến sỹ dày công tranh đấu cho
hòa bình như Nehru, Thủ tướng ấn Độ, như Tito, Quốc trưởng Nam Tư.
Ngay cả Trung Cộng, một nước Cộng sản khổng lồ, nhìn được cái lợi thế
chính trị của Khối Phi Liên Kết cũng phải tìm cách vào đứng chung với các
tiểu quốc. Nước Miến Điện nhỏ bé và cô lập giữa vùng rừng núi cao nguyên
đã nhờ ở trong Khối Phi Liên Kết và nhờ thế trung lập mà bên trong đã diệt
trừ được Cộng sản Miến, bên ngoài lại được Trung Cộng (ngay cả dưới thời
Mao Trạch Đông) phải tôn trọng nền độc lập, trung lập trọn vẹn. Ông U-
Thant, một chính trị gia Miến Điện, giữ chức Tổng thư ký Tổ chức Liên
Hiệp Quốc đến hai nhiệm kỳ.
Chủ trương Việt Nam trung lập phi liên kết là một sáng tạo chính trị tích
cực và là một đóng góp quí giá của Phật giáo Việt Nam cho dân tộc trong
cái viễn ảnh đó, tiếc thay cả hai ông Hồ và Ngô đều giáo điều và thiển cận
nên không nhìn thấy được, do đó đã làm cho đất nước tang thương và dân
tộc điêu linh mãi cho đến ngày nay.
Năm 1955, Giáo sư Nguyễn Văn Thoại, Bộ trưởng Kinh tế, và tướng Trình
Minh Thế được cử đi tham dự Hội Nghị Bandung, nhưng đã không làm gì
được gì vì ngay từ gốc và từ đầu, ông Ngô Đình Diệm đã tự nguyện đặt
miền Nam nằm trong quỹ đạo của Hoa Kỳ rồi. Không đứng trong khối trung
lập phi liên kết (trung lập mà vẫn có thể chống Nga Xô và nhận viện trợ
Hoa Kỳ như Nam Tư của Tito, hay vẫn được Mỹ ủng hộ và hoà hoãn với
Trung Cộng như Miến Điện) cho nên suốt hai mươi năm chống Cộng, miền