vụ cho quyền lợi gia đình, phe nhóm và giáo hội La Mã mà thôi. Tôi nhìn
thấy anh em ông Diệm chỉ là hiện thân rõ rệt của Vua Constantin, Vua Louis
14, của Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine; họ và nhóm Công giáo
Cần Lao phe đảng của họ như những kẻ ngoại quốc sống trên quê hương
mình, như kẻ ngoại nhân đến đô hộ dân mình, nước mình, đô hộ với một
chính sách hà khắc không một chút lòng trắc ẩn đối với dân bản xứ.
Lòng tôi xao xuyến và dao động, tôi cố suy nghĩ kỹ càng hơn về lời dạy của
Đức Thế tôn:
“Hãy nghe đây thôn dân Kalama, đừng bao giờ để sa đắm theo các liên hệ,
theo các tập tục hay các điều nghe nói, đừng bao giờ sa đắm theo văn bản
tôn giáo, những lý luận đơn thuần hay suy lý, đừng theo ảo ảnh, đừng vì thú
vui đàm tiếu những dư luận không đâu, cũng đừng tin những điều tưởng là
có thể có, nhất là đừng tin vào ai, vì nghĩ rằng kẻ đó là thầy mình...”.
“Như Đẳng Tỳ Kheo Tri Ngã Thuyết Pháp Như Phiệt Dụ Giã, Pháp Thượng
Ưng Xã Hà Huống Phi Pháp” (Đến Chánh Pháp mà còn phải bỏ hà huống
Phi Pháp), lời dạy trong kinh Kim Cang bỗng như hai vầng Nhật-Nguyệt
đuổi tan đêm tối trong đầu óc tôi.
[1] National Geographic (số 4 Vol. 164, tháng 10-1983), tr.460.
[2] Malachi Martin, The Decline and Fall of The Roman Church, tr. 26.
[3] Tuyên ngôn của Đức Tăng Thống giáo Hội Phật giáo Việt Nam công bố
ngày 10 tháng 5 năm 1963 tại Huế, trong “Lịch sử Tranh đấu của Phật giáo
Việt Nam” của Kiêm Đạt.
[4] Tuyên ngôn của Đức Tăng Thống giáo Hội Phật giáo Việt Nam công bố
ngày 10 tháng 5 năm 1963 tại Huế, trong “Lịch sử Tranh đấu của Phật giáo
Việt Nam” của Kiêm Đạt.
[5] David, Halberstam, The Making of a Quagmire, tr. 199, và ghi chú thêm
của tác giả: Vị giáo sư người Đức dạy tại Đại học Huế mà Halberstam đề