chống ông Diệm là Tổng thống tối cao của quốc gia, cũng chính vì lập
trường chống Cộng và tình yêu quê hương đó. Hai hành động đó tuy cách
nhau gần một phần năm thế kỷ, và tuy thời đại có đổi thay, nhưng cường độ
và bản chất thì vẫn là một. Vì lý tưởng thì chỉ có một, và tôi phải xả thân để
cho lý tưởng đó được thành tựu chứ không thể để cho tình cảm riêng tư và
những quyền lợi bọt bèo làm mờ lương tri.
Tháng Mười năm 1963, trong sự căng thẳng của những âm mưu và tình thế,
ông Diệm có nhắc lại câu nói của một chính trị gia Tây phương: “Tôi tiến,
hãy theo tôi. Tôi lùi, hãy giết tôi. Tôi chết, hãy trả thù cho tôi”. Năm 1955–
1956 ông tiến trên con đường phục vụ dân tộc và cả miền Nam đã hết lòng
theo ông: năm 1960–63, ông lùi và rẽ vào con đường hại nước hại dân nên
cả nước đã giết ông. Không lẽ tàn dư của tập đoàn Cần Lao Công Giáo
muốn trả thù nhân dân cả nước sao!?
Dù ông Diệm không chết trong ngày chế độ ông bị lật đổ thì ông cũng đã
chết trong lòng dân tộc, trong lòng lịch sử từ lâu rồi. Cái chết của ông Diệm
không phải chỉ là sự tan rã của hình hài vật chất mà còn là sự tan rã của
danh phận phẩm giá nữa. Mà đó mới là điều thê thảm. Thê thảm đến độ học
giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc và nhân sĩ Hoàng Trọng Thược phải ghi vào
sách sử lên án năm anh em nhà Ngô bằng những câu thơ “ngàn năm bia
miệng” để đời [51]:
Vùi nông đôi nấm giữa đêm sâu,
Mười thước sau chùa đủ bể dâu.