để phản đối việc làm vừa vi phạm tác quyền vừa vi phạm sự trung thực toàn
vẹn của một sản phẩm trí tuệ.
Bảy năm đã trôi qua kể từ khi ấn bản đầu tiên ra đời.
Đã có rất nhiều, quá nhiều là khác, thảo luận và bút chiến về tác phẩm, và
nhiều khi, về từng chủ điểm mà tác phẩm này nêu lên. Cho đến thời điểm
này, vẫn còn xuất hiện trên báo chí hải ngoại những bài viết đề cập đến tác
phẩm hoặc tác giả. Đặc biệt đã có 13 cuốn sách của những người viết đứng
từ những vị trí khác nhau, nhìn từ những góc độ khác nhau, và mang những
tâm chất khác nhau, nhưng tất cả đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến tác
phẩm hay tác giả.
Trong lúc có hai người viết nêu đích danh tác giả trên bìa sách để “trực
thoại” (Linh mục Vũ Đình Hoạt và Cựu Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức) thì
cũng có những cuốn đào sâu các luận đề mà tác giả viết chưa đủ rốt ráo (Hồ
Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của ông Hồ
Sĩ Khuê và Gia Tô Thực Dân Sử Liệu của ông Chu Văn Trình). Trong lúc
có người viết lúc chống lúc thuận với tác giả (ông Nguyễn Trân) thì cũng có
người cung cấp thêm những dữ kiện và luận cứ mới làm mạnh thêm những
luận điểm của tác phẩm (ông Nguyễn Long Thành Nam, Tướng Nguyễn
Chánh Thi, Tướng Trần Văn Đôn, Đại tá Trần Văn Kha, ông Lê Trọng
Văn). Lại có thêm ấn bản Việt ngữ (Sự Lừa Dối Hào Nhoáng) của tác phẩm
The Bright Shining Light của Neil Sheehan (1991) và ấn bản Pháp ngữ Les
Missionnaires et La Politique Coloniale Francaise au Vietnam của ông Cao
Huy Thuần lần đầu tiên được Đại học Yale xuất bản tại Hoa Kỳ (1990)…
Tất cả chỉ làm cho tác phẩm Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi trở thành
một hiện tượng độc đáo trong lịch sử các tác phẩm nghiên cứu của Việt
Nam. Và hơn thế nữa, chỉ làm cho chúng ta thấy rằng tác phẩm đã đề cập
đúng những vấn đề căn bản, có thực, và có tác động sâu sắc đến nhiều người
Việt Nam, đến chính tình Việt Nam không những chỉ trong quá khứ mà còn
cả trong tương lai nữa.