Thời đại đồ đồng
Vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ hai trước C.N, đồ đồng bắt đầu xuất
hiện bên cạnh đồ đá. Các di chỉ có niên đại từ đầu thời đại đồ đồng phần
lớn tập trung trong miền trung du và đồng bằng sông Hồng. Điển hình nhất
là di chỉ Phùng Nguyên(tỉnh Vĩnh Phú), phát hiện năm 1958, mà những vật
thu thập được - công cụ lao động và đồ trang sức, đều được mài nhẵn rất
tính vi, chứng tỏ tình độ cao của kỹ thuật đồ đá, đặc biệt kĩ thuật cưa, cho
phép chế tạo những đồ vật có hình dạng chích xác và nhiều khi phức tạp,
với một số nguyên liệu tối thiểu. Chính trên cơ sở đó, những đồ đồng đã
xuất hiện, ngày càng chiếm ưu thế trong lĩnh vực các loại công cụ cũng như
vũ khí. Từ nền văn hóa Phùng Nguyên này của đầu thời đại đồ đồng, ta
chuyển sang giai đoạn Đồng Đậu(nửa sau nửa thiên niên kỷ thứ hai trước
C.N), rồi đến giai đoạn Gò Mun(đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước C.N) để
cuối cùng đạt đến một đỉnh cao khác, nền văn hóa Đông Sơn, mang tên của
di dủ Đông Sơn, là di chỉ quan trọng nhất, được phát hiện năm 1924, ở tỉnh
Thanh Hóa. Cho tới nay, các nhà khảo cố đã tìm thấy 98 di chỉ Đông Sơn,
cung cấp một bộ sưu tập phong phú những vật bằng đồng gồm ít nhất 50
loại khác nhau, phân bố hầu như trên khắp các vùng của bắc Việt Nam, đặc
biệt dọc theo lưu vực các sông Hồng, sông Mã và sông Cả.
Các vật đầu tiên bằng đồng, rồi bằng đồng thanh, xuất hiện trước tiên
bên cạnh những công cụ bằng đá đẽo, những đồ gốm vẫn còn mang tính
chất của thời kì đồ đá mới. Nhiều khuôn bằng sa thạch để chế tạo rìu, lưỡi
giáo, dao được tìm thấy mỗi nơi một ít. Chất lượng đồng thanh và các hình
dạng được cải tiến dần dần để cuối cùng đạt đến trình độ những sáng tạo
đặc sắc của Đông Sơn. Sự tiến hóa này đã kéo dài nhiều thế kỉ; có dấu ấn
của những đóng góp tìm ngoài vào quá trình đó, nhưng đó không phải là
yếu tố quyết định như các nhà khảo học phương Tây vẫn tưởng.
Dựa trên những tư liệu không đầy đủ, lại bị chi phối ít nhiều bởi đầu óc
thực dân, một số nhà khảo cổ học phương Tây thậm chí đã đưa ra ý kiến