VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 178

đình chiến thứ hai. Vào lúc này, chỉ còn một mình căn cứ Yên Thế đứng
vững, các phong trào kháng chiến khác đã lần lượt bị đè bẹp.

Trên những vùng núi có nhiều dân tộc ít người, nhân dân đã chống cự lâu

dài. Nhưng người Pháp rất khôn khéo biết lợi dụng và khơi lên những bất
hòa giữa các tộc người với nhau, lôi kéo những thủ lĩnh địa phương về phía
chúng. Bộ chỉ huy Pháp sau khi chiếm được một vài cứ điểm liền ra sức
thực hiện thủ đoạn chia rẽ chính trị này trước khi tiến hành những chiến
dịch quân sự mới. Cứ thế, dần dần các phong trào kháng chiến bị đánh bại
và các vùng núi rơi vào tay kiểm soát của người Pháp.

Từ năm 1861 đến năm 1897, không như quân đội nhà vua sụp đổ tan

tành dưới những đợt tiến công của quân Pháp, cuộc kháng chiến được tiến
hành nhờ sự giúp đỡ của nhân dân, được tổ chức bởi những lãnh tụ có tài
thao lược, biết áp dụng những chiến thuật đa dạng, nên đã duy trì cuộc
chiến đấu lâu dài trên toàn quốc.

Tuy nhiên, sự đào nhiệm của một chế độ quân chủ bị tê liệt vì bộ máy

quan liêu quan lại và hệ ý thức Khổng giáo đã tước đi khả năng hành động
thống nhất trên quy mô cả nước của phong trào kháng chiến. Một nền quân
chủ biết dựa vào dân có lẽ đã có thể đánh thắng bọn xâm lược.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.