Đây là một bước ngoặt lịch sử, không chỉ trong lịch sử của giai cấp công
nhân, mà cả trong lịch sử của phong trào dân tộc Việt Nam. Từ đây, cách
mạng Việt Nam có một chính đảng lãnh đạo được vũ trang bằng lý luận
khoa học, nguyên tắc hành động và tổ chức hoàn chỉnh, đoàn kết chặt chẽ
với phong trào cách mạng thế giới, có đủ khả năng lôi cuốn quần chúng
nhân dân vào một cuộc đấu tranh với nhiều hình thức, xác định được cho
dân tộc và cho các giai cấp xã hội khác nhau một cương lĩnh và triển vọng
tương lại chính xác. Các tổ chức và chính đảng trước đó thiếu hẳn tất cả
những điều này trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Do cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đều bị đặt trực tiếp dưới một
bộ máy cai trị thực dân Pháp, cần phải thống nhất các chiến sĩ cách mạng
của cả ba nước trong một đảng.
Tháng 10 năm 1930, phiên họp toàn thể đầu tiên của ủy ban Trung ương
Đảng thông qua tên đảng là ''Đảng Cộng sản Đông Dương'' và luận cương
chính trị do Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng trình bày.(*)
Xuất phát từ sự phân tích cụ thể xã hội thuộc địa và nửa phong kiến Việt
Nam, cương lĩnh chính trị của đảng cho rằng cách mạng Việt Nam về thực
chất và một cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhưng do giai cấp công nhân
lãnh đạo và phải tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, không qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn đầu, nó phải đảm trách
hai nhiệm vụ chủ yếu:
– Đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
– Đấu tranh chống chế độ phong kiến, đưa lại ruộng đất cho nông dân.
Hai nhiệm vụ ấy - phản đế và phản phong, gắn chặt với nhau. Lần đầu
tiên một chính đảng gắn một cách rõ ràng vấn đề dân tộc với vấn đề nông
dân, trong khi các đảng tư sản và tiểu tư sản không nêu lên được một cương
lĩnh ruộng đất rõ ràng, đồng thời tỏ ra bất lực không thể lãnh đạo thành
công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Luận cương chính trị vạch rõ rằng động lực chủ yếu của cách mạng và
công nhân và nông dân. Những nguyên tắc chỉ đạo hành động là lôi cuốn