là cơ quan ngôn luận của phong trào.
Trong thời kỳ này phải kể đến những hoạt động của một nhóm Trốt-kít,
nhất là ở Nam Kỳ, có ảnh hưởng đến các phần tử thiếu kinh nghiệm chính
trị trong tầng lớp tiểu tư sản; họ bị lôi cuốn bởi khẩu hiệu tả khuynh hoặc
cực đoan của những người Trốt - kít. Tuy nhiên, chủ nghĩa chống cộng của
những người lãnh đạo phái Trốt-kít không được các phần tử ở cơ sở tiếp
nhận. Đối nghịch với danh sách đoàn kết dân tộc rộng rãi, những người
Trốt - kít chống lại việc thành lập các hội ái hữu trong giới công nhân và
viên chức, xúc xiểm gây ra những cuộc bãi công khinh suất. Chủ nghĩa Trốt
- kít trước hết du nhập một yếu tố chia rẽ vào trong phong trào dân tộc và
nhân dân. Nó không thể tồn tại khi thời khắc của những cuộc đụng đầu lớn
đã điểm.
Ở các làng xã, hoạt động chính trị cũng phát triển mạnh. Những cuộc mít
tinh và biểu tình không đếm xuể. Những khi có cơ hội lớn, nông dân các
làng xung quanh thành phố kéo vào tỉnh lỵ đưa yêu sách hoặc ủng hộ
những cuộc biểu tình của nhân dân thành phố. Những nông hội bí mật thời
kỳ trước đây nhường chỗ cho những hội ái hữu, hội cấy hái, hội làm nhà,
hội tang ma, hội đánh cá v.v... lôi cuốn các tầng lớp nông dân rộng rãi vào
nhiều hoạt động chính trị và xã hội.
Đảng Cộng sản đưa ra một cương lĩnh hành động cho giai cấp nông dân
bao gồm:
– Giảm tô đến mức không được vượt quá 1/3 thu hoạch.
– Miễn tô khi mất mùa.
– Miễn thuế khi mất mùa.
– Chia công điền, công thổ một cách công bằng, cấm bán đấu giá ruộng
đất công.
– Tự do khai hoang, đất đã được khai hoang phải chia cho người đã khai
khẩn, giao lại cho nông dân những ruộng đất bị địa chủ bỏ hoang.
– Lập các chi điếm Ngân hàng địa ốc ở các làng xã để cho nông dân vay
với lãi thấp, cấm cho vay nặng lãi.