Việt Minh cũng tìm cách thu hút những người Pháp dân chủ chống lại sự
chiếm đóng của Nhật và chống Chính phủ Vi-si hướng theo cương lĩnh của
mình.
Việt Minh không chỉ vạch ra cương lĩnh mà còn dồn sức lôi cuốn quần
chúng nhân dân tiến lên hành động trên cả hai bình diện quân sự và chính
trị.
Trên bình diện đấu tranh vũ trang, các đơn vị du kích phát động cuộc
khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, đã buộc phải ẩn tránh hoặc phân tán vào
trong dân chúng, nhưng họ vẫn tiếp tục vừa hoạt động chính trị vừa tìm
cách thành lập những đơn vị vũ trang. Một hình thức hoạt động mới ra đời:
“tuyên truyền vũ trang”. Năm 1943, lực lượng đã đủ để xây dựng lại căn cứ
Bắc Sơn - Võ Nhai và từ đấy tỏa ra các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, sang cả
Vành Yên ở vùng trung du. Cuối năm 1943, các đơn vị ''Tuyên truyền vũ
trang'' của Việt Minh hoạt động trong một vùng rộng lớn bao gồm nhiều
tỉnh miền núi nằm ở phía bắc sông Hồng.
Năm 1944, tại các tỉnh này đã hình thành một khu giải phóng thực sự; ở
miền trung Trung Kỳ và ở Nam Kỳ hình thành những mạng lưới du kích.
Tại các tỉnh biên giới Cao Bằng và Lạng Sơn, các tổ chức nhân dân chuẩn
bị phát động khởi nghĩa vũ trang. Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về, nhận
định kế hoạch này đưa ra quá sớm, ra lệnh hoãn cuộc khởi nghĩa để tăng
cường hoạt động chính trị. Lúc đó là tháng 12 năm 1944, thời điểm ''Đội
Tuyên truyền giải phóng quân'' ra đời(tên gọi như thế là để nhấn mạnh mặt
hoạt động chính trị của đội quân này). Võ Nguyên Giáp được giao quyền
chỉ huy. Vừa thành lập xong, trong những ngày 24 và 25 tháng 12 năm
1944, lực lượng vũ trang này đã hạ các đồn Phay Khắt và Nà Ngần, mở đầu
một thiên lịch sử đầy vinh quang.
Song song với đấu tranh vũ trang phát triển trên vùng rừng núi, ở đồng
bằng và thành phố, những cuộc đấu tranh của nhân dân mở rộng không
ngừng. Việt Minh lôi cuốn quần chúng nông dân chống lại việc nhổ lúa và
các cây lương thực khác để trồng đay. Ngay từ năm 1943, trong nhiều làng