giảm bớt số dân do cộng sản kiểm soát. Tuy lực lượng Mỹ không còn ở đó
nữa để yểm hộ quân đội Sài Gòn, nhưng không quân Mỹ đóng ở Thái Lan
và ở khắp Thái Bình Dương(14 vạn người) luôn luôn có thể làm “lực lượng
răn đe” huống chi các quan chức Mỹ không quên thỉnh thoảng lại hù dọa
nhân dân Việt Nam rằng sẽ cho không quân Mỹ can thiệp trở lại(tuyên bố
của Schlesinger, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ngày 18-6-1973).
Ngay sau khi kí Hiệp định Paris, không những không chịu báo tin sự
kiện đó cho quân đội của mình biết, Thiệu còn tung họ vào những cuộc
hành quân liên miên đánh vào vùng giải phóng. Ngày 28-1, quân Thiệu tấn
công vào cảng Cửa Việt và các huyện Hải Lăng, Triệu Phong thuộc tỉnh
Quảng Trị, gần vĩ tuyến 17. Ở tây nam Huế, quân đội Sài Gòn tìm cách
chiếm lại con đường 72 nối A-Sầu với cố đô. Trong ba tháng đầu năm
1973, quân đội Thiệu tấn công nhiều vùng khác trong tỉnh Quảng Nam,
cảng Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi(tháng 2 năm 1973), đọc đường số 4 thuộc
tỉnh Mỹ Tho, và trong những ngày đầu của tháng ba, vùng Tống - Lê -
Chân, Rạch Bắp ở tỉnh Thủ Dầu Một. Những trận tấn công bất ngờ trong
mấy tuần lễ tiếp theo lệnh ngừng bắn, bằng những phương tiện cơ giới rất
lớn đã cho phép quân đội Sài Gòn chiếm lại đây đó một vài khu vực. Trong
một thông cáo chung công bố tháng 4 năm 1973, Nixon và Thiệu đã tỏ ra hí
hửng về sức chiến đấu của lực lượng Sài Gòn, vui mừng về những thắng lợi
đó.
Những kết quả đầu tiên đó khuyến khích Thiệu mở rộng hơn nữa quy mô
các cuộc hành quân đến mức đủ trong một cuộc hành quân, chúng huy
động đến hơn cả một sư đoàn. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1973, 70 tiểu
đoàn đã tấn công tỉnh Chương Thiện; từ tháng 5 đến tháng 11, hai sư đoàn
hành quân trong khu vực Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một, một sư đoàn ở tây
nam Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên. Những cuộc hành quân lấn chiếm này hoặc
được tiến hành một cách ào ạt, hoặc dưới hình thức gặm nhấm dần từng
khu vực, đi đôi với những cuộc hành quân “bình định” ở những địa phương
ít nhiều do Sài Gòn kiểm soát, trước hết nhằm vào các tỉnh đông dân nhất.
Trở thành bộ phận quan trọng nhất của chiến lược thực dân mới từ khi