Trận đánh Sài Gòn
Sau Đà Nẵng, khí thế thừa thắng xông lên của quần chúng nhân dân
không gì ngăn cản nổi, đâu đâu dân chúng cũng nổi dậy mãnh liệt như vậy,
phối hợp hành động với cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang, làm cho
quân đội bù nhìn tan vỡ, một số đơn vị nổi loạn, mang vũ khí và trang bị
chạy sang hàng ngũ nhân dân.
Năm ngày sau khi giải phóng Đà Nẵng, các lực lượng nhân dân đã chiếm
tỉnh Khánh Hòa cùng với thành phố Nha Trang vào ngày 3 tháng 4. Trong
ngày đó, hai khu quân sự I và II của quân đội Sài Gòn(gồm tất cả 4 quân
khu) bị xóa sổ, 6 sư đoàn bị tiêu diệt, 300.000 tên bị loại khỏi vòng chiến
đấu, một lượng khí cụ chiến tranh trị giá 1 tỷ đô-la bị mất. Quân đội Sài
Gòn chỉ còn 7 sư đoàn và một số đơn vị được lập lại một cách khó khăn
bằng cách nhặt nhạnh những gì còn lại của các đơn vị đã bị đánh tan tác.
Đã đến lúc vấn đề bảo vệ Sài Gòn được đặt ra trước bộ chỉ huy ngụy
quyền một cách thật là gay gắt. Để làm việc này, họ có trong tay bốn sư
đoàn với sự hỗ trợ của nhiều lực lượng địa phương, nhiều căn cứ quân sự
và nhiều vị trí có công sự được tăng cường đáng kể. Tuyến phòng thủ từ xa
thứ nhất chạy từ thành phố Phan Rang trên bờ biển nam Trung Bộ đến Tây
Ninh, ở tây bắc Sài Gòn. Tuyến này được giao cho bộ tư lệnh quân khu III.
Phan Rang, hải cảng và là đầu mối đường bộ quan trọng của vùng nam
Trung Bộ, lại có 3 sân bay, trong đó một cái có đường băng dài 3000m; sư
đoàn không quân số đóng tại đây. Tàn quân của những đơn vị đã tháo chạy
từ các tỉnh phía bắc đều dồn tụ và được tổ chức lại tại đây. Ngày 15 tháng
4, Trần Văn Đôn, Bộ trưởng Quốc phòng tới thị sát các phòng tuyến. Sau
khi giải phóng căn cứ quan trọng Cam Ranh, các lực lượng nhân dân
chuyển sang tấn công Phan Rang, ngày 16 tháng 4, vào sáng sớm, thành
phố này được hoàn toàn giải phóng. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, chỉ huy
trưởng tuyên phòng thủ này bị bắt làm tù binh cùng với đồng sự của y là
Phan Ngọc Sang, chỉ huy sư đoàn 6 không quân. Tất cả các máy bay của sư